- Đoàn TNCS HCM:
32 48 1 46 Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:
2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng
Một bộ phận giáo viên do hạn chế về nhận thức nên ngại học tập nâng cao trình độ; ngại tham gia hội thảo, thảo luận; ngại đổi mới phương pháp giảng dạy, không kích thích được tính tích cực, chủ động khám phá kiến thức bài học của học sinh.
Một bộ phận giáo viên do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học nên khó khăn trong việc tiếp thu sự đổi mới, khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Một bộ phận CBQL còn bảo thủ, trì trệ, không chịu khó đổi mới công tác quản lí, còn có tư tưởng “Dĩ hoà vi qúy” buông lỏng công tác quản lí. Bên cạnh đó, còn có một số ít CBQL trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao nên không có uy tín, mất niềm tin từ đội ngũ giáo viên.
2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan
Việc xây dựng quy hoạch cho CBQL, giáo viên đi học nâng cao trình độ chưa chặt chẽ và đồng bộ.
Cơ chế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ đến đội ngũ CBQL và giáo viên Tiểu học. Bên cạnh những tác động tích cực còn có ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, lòng nhiệt tình của một bộ phận không nhỏ giáo viên và CBQL giáo dục Tiểu học.
Các chế độ, chính sách đã có sự quan tâm điều chỉnh song vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo được động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho giáo viên, CBQL yên tâm công tác.
Cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều trường số phòng học chưa đủ cho số lớp, sĩ số học sinh trong một lớp cao, ánh sáng, quạt điện chưa đảm bảo, diện tích sân chơi còn hẹp hoặc không có, cảnh quan môi trường chưa được đầu tư nhiều, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn thiếu... cơ sở vật
chất chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Việc đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất chưa giao quyền chủ động cho các nhà trường nên không đáp ứng được nhu cầu thực sự của các trường tiểu học trong quận.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát thực trạng về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường Tiểu học trong quận nói chung cho thấy: Các nhà trường đều đã thực hiện đúng quy chế chuyên môn do Bộ GD&ĐT quy định. Nhưng thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chưa phù hợp đặc biệt là công tác đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên.
Một số các trường chưa quan tâm chặt chẽ đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên; công tác quản lí việc đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường còn hạn chế; chưa phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng tham gia đánh giá, chưa đồng bộ và chặt chẽ. Mặt khác công tác quản lí chất lượng đội ngũ giáo viên chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm chỉ đạo sát sao.
Chất lượng đội ngũ giáo viên đã được nâng cao nhưng chưa toàn diện. Hầu hết giáo viên chỉ tập trung vào tiết học, chưa chú tâm vào nghiên cứu khoa học. Và đặc biệt sự phối hợp các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học còn hạn chế chưa phát huy được hết năng lực của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
Từ những hạn chế trong chất lượng đội ngũ giáo viên, chúng tôi đã phân tích và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để dẫn đến việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường Tiểu học trong quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3