Chú ý nâng cao đời sống và tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trò của mình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 87)

- Đoàn TNCS HCM:

3.2.6.Chú ý nâng cao đời sống và tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trò của mình

32 48 1 46 Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:

3.2.6.Chú ý nâng cao đời sống và tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trò của mình

Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trò của mình

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Quan tâm xây dựng đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên chính là xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó, tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau một cách chân tình. Đó là một trong những yếu tố làm cho giáo viên yên tâm, phấn đấu đưa hết mọi khả năng của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thực tiễn công tác giáo dục cho thấy, các nhà trường điển hình, tiên tiến trong ngành giáo dục là những tập thể mà nhà trường quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của CBQL, giáo viên, nhân viên một cách thiết thực nhất.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển với những bước nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội.

Bill George, cựu Chủ tịch tập đoàn Medtronic từng phát biểu: “Trong

thế kỷ XXI, những tổ chức hùng mạnh sẽ tìm cách tiếp cận trái tim con người niềm đam mê và ước muốn tạo nên sự khác biệt thông qua công việc. Tổ chức nào liên

kết được những niềm đam mê này với việc tạo nên phát kiến sẽ có khả năng duy trì sự thịnh vượng của mình qua nhiều thập kỉ”.

Trong bối cảnh hiện nay, trước sự vận động phát triển của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng, ngoài các chính sách ưu đãi đối với giáo viên theo quy định của Nhà nước, Phòng GD&ĐT và các trường Tiểu học cần có các chế độ ưu đãi phi vật chất khác, cụ thể như sau:

- Về phân công công việc - Có cơ hội để tự phát triển - Môi trường làm việc thích hợp - Cơ hội thăng tiến

- Giờ giấc làm việc

- Việc giữ chân giáo viên giỏi

3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp

* Tăng cường đối thoại trực tiếp, thường xuyên giữa lãnh đạo và giáo viên - Chú ý sự phân công công việc hợp lí đối với giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên cảm thấy an tâm về công việc, thực sự ổn định và có hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, cần xem xét thỏa đáng đến sự cống hiến xây dựng nhà trường của mỗi cá nhân. Việc đánh giá, khen ngợi đúng sự cống hiến là một trong những yếu tố tạo nên động lực làm việc trong tổ chức.

- Có cơ hội để tự phát triển, tìm kiếm cho giáo viên những cơ hội học tập, những học bổng trong và ngoài nước, các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

- Cung cấp thông tin, cập nhật về các chế độ, chính sách, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước về ngành GD&ĐT, đặc biệt đối với ngành sư phạm. Xoá

bỏ tư tưởng phân biệt “giáo viên trong biên chế” và “giáo viên hợp đồng”, điều động, luân chuyển, sử dụng và quản lí nhà giáo; các chính sách, chế độ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tiền thưởng, phúc lợi (phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội, trợ cấp, nhà ở công vụ...mà các công trình nghiên cứu nước ngoài đã nêu trên) và các khoản thu nhập chính đáng khác (ngoài tiền lương) của đội ngũ nhà giáo.

- Khuyến khích, giúp đỡ giáo viên gặp khó khăn trong cuộc sống. Sự phản hồi từ công việc mà giáo viên đã thực hiện, đó là sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp. Sự sáng tạo và mạnh dạn đổi mới của mỗi cá nhân và tập thể trong nhà trường cần được nhìn nhận một cách công bằng. Hoạt động này thường được thực hiện thông qua báo cáo, các SKKN.

* Môi trường làm việc thích hợp

Tạo điều kiện về môi trường, phương tiện làm việc, tức là cần tập trung đầu tư cho giáo viên cả về chế độ đãi ngộ lẫn phương tiện làm việc, nghiên cứu.

Môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực phát triển. Môi trường làm việc cởi mở và chia sẻ sẽ tạo điều kiện cho giáo viên phát triển kĩ năng và năng lực của mình. Có được môi trường làm việc tốt sẽ thúc đẩy giáo viên làm việc hăng say, tích cực, sáng tạo. Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng được mối đoàn kết, nhất trí, gắn bó giữa các thành viên, các tổ chức trong nhà trường giúp giáo viên yên tâm công tác, nỗ lực giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả lao động sư phạm và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Điều kiện cần thiết để xây dựng được môi trường làm việc tốt, CBQL cần đối xử một cách công bằng, công khai, minh bạch, thưởng phạt công minh đối với tất cả mọi thành viên trong nhà trường. Thực hiện dân chủ hóa trường học. Xây dựng môi trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hiệu trưởng không được vị nể cá nhân sẽ dẫn đến tị nạnh, ganh ghét, hiềm khích tạo không khí không tốt trong nhà trường.

Trong môi trường làm việc, việc tạo động lực còn tùy thuộc vào giá trị và thái độ của mỗi cá nhân.

- Giá trị, là những nguyên tắc hay chuẩn mực đạo đức, tinh thần mà chúng ta trân trọng, đặt niềm tin vào đấy.

- Thái độ, là cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cảm xúc về sự vật. Thái độ chịu sự chi phối của tập hợp các giá trị, lòng tin, những nguyên tắc… và thái độ điều khiển hầu hết các hành vi của giáo viên.

* Cơ hội thăng tiến

Cơ hội thăng tiến là một trong những nhân tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển về nghề nghiệp. Việc chọn và phân công giáo viên cần có sự công khai minh bạch, chủ yếu dựa trên năng lực nghề nghiệp và đạo đức của người giáo viên. Làm sao mỗi giáo viên đều có cơ hội như nhau, không phân biệt giáo viên trong Đảng hay ngoài Đảng, giáo viên thuộc diện quy hoạch hay không nằm trong quy hoạch, cốt làm sao chọn được giáo viên “vừa có tâm, vừa có tầm”.

* Giờ giấc làm việc

Cho phép kế hoạch làm việc linh hoạt để giáo viên có thể tập trung vào việc giảng dạy và nghiên cứu rút ra SKKN. Ngoài ra, cần tạo các sân chơi thể thao, văn nghệ, câu lạc bộ, tổ chức các chuyến dã ngoại cho giáo viên cảm thấy thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.

* Việc giữ chân giáo viên giỏi

Cần có quan điểm và chiến lược phù hợp trong việc giữ chân giáo viên giỏi, không thể chỉ dựa vào tinh thần tình nguyện của giáo viên. Chiến lược này nên dựa trên quan điểm “tạo điều kiện tốt thì cũng đòi hỏi nhiều”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBQL cần tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo có những chiến dịch tôn vinh giá trị người thầy, giúp cho mọi người, cho các bậc cha

mẹ học sinh và học sinh luôn luôn tôn trọng thầy cô, giúp cho thầy cô có nhận thức đúng đắn về giá trị của bản thân, của nghề dạy học, từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

* Đầu tư CSVC và phương tiện kĩ thuật, tạo sự ổn định lâu dài phục vụ hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên. Nhà trường cần phải hỗ trợ giáo viên trong việc trang bị đầy đủ trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Hằng năm cần đầu tư kinh phí để sửa chữa, bổ sung phòng ốc, bàn ghế ngày càng hiện đại tạo môi trường làm việc tốt cho giáo viên và học sinh.

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiếp tục rà soát đối chiếu với nhu cầu thực tế và quy định để đầu tư xây dựng mới, sữa chữa CSVC trường học, mua sắm thêm thiết bị dạy học tối thiểu, sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết bị phục vụ thư viện trường học, ...; Phối hợp với công ti viễn thông quân đội Viettel kết nối kênh thuê riêng bằng cáp quang về Phòng GD&ĐT đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai kết nối Internet miễn phí cho tất cả các trường trong quận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên các trường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường cần tham mưu sâu, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp quản lí và xã hội trong việc đầu tư xây dựng nhà giá rẻ cho giáo viên, ngân hàng tạo điều kiện cho giáo viên vay tiền với lãi suất thấp, … đặc biệt là giáo viên công tác xa nhà, phải thuê nhà ở nhằm góp phần khắc phục khó khăn, tốn kém và bù đắp phần nào sự thiệt thòi trong công tác và sinh hoạt của giáo viên để giáo viên an tâm công tác, phấn đấu phục vụ tốt và lâu dài cho ngành.

- Phòng GD&ĐT cần có kế hoạch trình các cấp quản lí chọn những giáo viên cốt cán, tiêu biểu đưa đi tham quan học tập trong và ngoài nước để giáo viên được mở mang kiến thức, có cơ hội giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp

phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân giáo viên nói riêng và của ngành nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 87)