Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 33 - 35)

Trong bối cảnh khó khăn chung, tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 9,72%, cao hơn so với cùng kỳ (9 tháng đầu năm 2012 là 7,75%); trong đó, khu vực I tăng 9,20%, khu vực II tăng 7,34% và khu vực III tăng 11,72%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt 20,82 triệu USD (giảm 55% so với cùng kỳ) và hiện lãi suất cho vay ở lĩnh

Đặc biệt về nông nghiệp, Sóc Trăng đã đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp nông thôn toàn diện theo hƣớng hiện đại. Trong 6 năm (2008 - 2013) Sóc Trăng đã tập trung thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất; triển khai nhiều chƣơng trình, dự án thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hƣớng ổn định; đầu tƣ xây dựng hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; chỉ đạo cơ cấu lại mùa vụ, đẩy mạnh các biện pháp nâng cao năng suất, chất lƣợng hàng hóa nông sản, giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng, điển hình là:

+ Về tăng trƣởng kinh tế, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp đạt mức tăng trƣởng 2,37%/năm; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm dần khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp (khu vực I) và tăng khu vực dịch vụ (khu vực III).

+ Sản xuất nông nghiệp, tiếp tục phát triển khá toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Diện tích trồng lúa năm 2013 là 370.773 ha, tăng 15% so với năm 2008; năng suất bình quân 6,4 tấn/ha, sản lƣợng đạt trên 2,24 triệu tấn, tăng 28,28%; diện tích trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày 62.000 ha, tăng 17,42% so với 2008; diện tích cây ăn trái đạt 27.400 ha, tăng 9,6%.

+ Bên cạnh đó, Sóc Trăng xác định khâu then chốt trong tái cơ cấu ngành kinh tế là lĩnh vực nông nghiệp. Mục tiêu chính là ổn định sản lƣợng lúa trên 2 triệu tấn/năm từ nay đến năm 2020; xúc tiến các đề án khuyến khích các loại hình sản xuất kh p kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, tái cơ cấu kinh tế của tỉnh chú trọng tăng thu nhập bền vững cho nông dân. Và trong bối cảnh cơ giới hóa nông nghiệp phát triển mạnh, một lƣợng lao động nông nghiệp khu vực nông thôn đang dôi dƣ, cần đào tạo dạy nghề hiệu quả, gắn với các địa chỉ việc làm cụ thể.

Phát huy những thành quả đạt đƣợc trong thời gian qua, mục tiêu của Sóc Trăng đến năm 2020 là phát huy mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh theo hƣớng bền vững; tập trung phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao; bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của tỉnh; tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2013 của Sóc Trăng vẫn còn một số hạn chế nhƣ: tình hình tiêu thụ lúa và các loại nông sản khác còn bấp bênh, ảnh hƣởng đến đời sống nông dân; dịch bệnh trong chăn nuôi tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao; tình hình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; chỉ số giá tiêu dùng tuy tăng thấp nhƣng chủ yếu tăng ở các mặt hàng thiết yếu, sức mua trong dân giảm v.v.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)