Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở ĐBSCL và trên cả nƣớc

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 36)

3.2.1 Thực trạng sản xuất

Địa hình Việt Nam khá đa dạng, nhiều sông ngòi cùng với việc chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng. Tiếp tục khai thác những lợi thế này, tình hình sản xuất rau quả đang ngày càng phát triển, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Song song đó, sản xuất rau an toàn vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu và định hƣớng của sản xuất rau cả nƣớc. Rau an toàn là cây trồng mang lại thu nhập khá cao cho ngƣời nông dân, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, đƣợc nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc khuyến khích sản xuất.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích trồng rau cả nƣớc đến cuối năm 2012 đạt 823.728 ha, năng suất 17 tấn/ha, sản lƣợng khoảng 14 triệu tấn. Trong đó, diện tích rau tại khu vực miền Nam đạt 466.177 ha, năng suất 17,8 tấn/ha, sản lƣợng 8,3 triệu tấn; diện tích rau tại miền Bắc đạt 357.551 ha, năng suất 16 tấn/ha, sản lƣợng 5,7 triệu tấn. Cụ thể diện tích trồng rau màu của cả nƣớc phân theo từng vùng trong năm 2011 và 2012 đƣợc thống kê ở bảng sau: Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng rau năm 2011 - 2012 ở các tỉnh

ĐVT: ha

Khu vực Năm 2011 Năm 2012

Cả nƣớc 794.243 823.728 Miền Bắc 302.808 357.551 Đồng bằng sông Hồng 127.808 159.769 Đông Bắc 90.293 94167 Tây Bắc 21.897 9.161 Bắc Trung Bộ 84.667 94.454 Miền Nam 491.435 466.177

Duyên hải Nam Trung Bộ 62.651 64.809

Tây Nguyên 123.859 87.361

Đông Nam Bộ 83.105 67.768

Đồng bằng sông Cửu long 221.819 246.240

Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2012

Diện tích sản xuất rau màu của 2 miền đều tăng qua 2 năm 2011 - 2012 và Miền Nam có diện tích trồng rau màu nhiều hơn miền Bắc. Trong đó, miền Bắc với diện tích 357.551 ha năm 2012, tăng 54.743 ha. ĐBSH là khu vực có diện tích canh tác ngành hàng rau nhiều nhất với 159.769 ha năm 2012, tƣơng ứng tăng 31.961 ha và khu vực có diện tích sản xuất ít nhất miền Bắc là Tây Bắc, có diện tích 9.161 ha, giảm 12.736 ha. Còn ở miền Nam, ĐBSCL là vùng có diện tích sản xuất rau lớn nhất và lớn nhất cả nƣớc có 246.240 ha năm 2012, tăng 24.421 ha so với 2011. Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích canh tác rau thấp nhất miền Nam với 64.809 ha năm 2012, tăng 2.158 ha.

Cho đến nay, cả nƣớc có gần 16.800 ha sản xuất rau theo hƣớng an toàn, nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn nhƣng chƣa đƣợc chứng nhận. Đồng thời, tính đến 9/2012, diện tích rau an toàn đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP là 491 ha. Trong đó có nhiều HTX sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP nhƣ: HTX Thỏ Việt, HTX Nông nghiệp sản xuất Phƣớc An, HTX Nông nghiệp dịch vụ Ngã Ba Giòng, HTX sản xuất rau an toàn Nhuận Đức (TPHCM), HTX Dịch vụ Nông nghiệp Anh Đào, Công ty

Cổ phần thực phẩm sạch Núi Xanh (Lâm Đồng) v.v. Nhiều mô hình sản xuất rau hiện nay đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng/ha/năm và thậm chí có nơi đạt tới 700 - 800 triệu đồng.

Cũng trong năm 2012, Cục Trồng trọt thành lập 3 Đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm tại 22 tỉnh, TP: An Giang, Sóc Trăng, Bình Định, Gia Lai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang.

Trong xu hƣớng vì một môi trƣờng nông thôn trong sạch và sản phẩm RAT bền vững, với nhu cầu sản xuất sản phẩm có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm đƣợc sản xuất theo quy chuẩn phù hợp với nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, từng bƣớc vƣơn xa hơn trong việc đƣa sản phẩm RAT ra thị trƣờng thế giới. Trong năm 2013, tình hình sản xuất RAT trên cả nƣớc cũng nhƣ ĐBSCL đã có những chuyển biến đáng kể, diện tích trồng và quy hoạch RAT tiếp tục tăng lên ở các địa phƣơng, với nhiều mô hình và phƣơng pháp canh tác mới, mang lại hiệu quả cao. Nƣớc ta có đặc điểm điều kiện tự nhiên khá đa dạng ở các vùng, miền nên mỗi địa phƣơng cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng RAT, cụ thể là:

Miền Bắc: + Hà Nội

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, Hà Nội đã thực hiện một loạt nhiệm vụ, giải pháp và đạt đƣợc nhiều kết quả. Hiện nay, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ phát triển sản xuất và tìm thị trƣờng tiêu thụ cho nông dân - Đây đƣợc coi là những công việc đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Điển hình là đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”, hiệu quả đƣợc thấy rõ thông qua những con số, mô hình sản xuất RAT ở các địa phƣơng và các điểm bán RAT. Năm 2013, đề án định vị đƣợc 4.500 ha RAT (chủ yếu là vùng chuyên rau) phân bố ở 116 xã trọng điểm; cấp giấy chứng nhận cho 18 vùng sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích trên 150 ha, sản lƣợng đạt khoảng 9.500 tấn/năm. Hiện nay, các địa phƣơng tham gia đã lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích là 2.080 ha. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 26 cơ sở sơ chế nhỏ của các HTX, doanh nghiệp đƣợc cấp phép hoạt động có công suất trung bình từ 200 đến 1.000 kg/cơ sở/ngày.

Tại các vùng sản xuất RAT, nông dân đƣợc đào tạo, huấn luyện về sản xuất RAT thông qua nhiều hình thức nhƣ lớp tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ thuật sản xuất RAT, lớp đào tạo sản xuất RAT theo VietGAP. Ở các vùng sản xuất tập trung, nông dân đƣợc thử nghiệm và chuyển giao tiến bộ khoa học cho hiệu quả vào sản xuất RAT.

Chi cục Bảo vệ thực vật thƣờng xuyên cử cán bộ xuống giám sát, in các tài liệu, tờ rơi và tập huấn cho nông dân tại các vùng rau an toàn về kỹ thuật sản xuất, danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đƣợc sử dụng trên rau, sổ ghi chép VietGAP, lấy mẫu rau phân tích để kiểm tra chất lƣợng. Các cơ quan liên quan thƣờng xuyên có các đợt kiểm tra liên ngành, chuyên ngành các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn; đã đƣa vào hoạt động Trạm phân tích và chứng nhận chất lƣợng sản phẩm cây trồng Hà Nội.

Với giá trị từ 200 - 500 triệu đồng/ha, mô hình sản xuất rau an toàn đang ngày càng có sức lan tỏa trên phạm vi rộng và trở thành hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả cho một số địa phƣơng có tập quán sản xuất và đồng đất phù hợp. Nhiều nơi phát triển rau an toàn đã góp phần tích cực trong việc hoàn thiện nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nhƣ tạo việc làm, tăng thu nhập, cụ thể có thể nói đến:

Xã Văn Đức, huyện Gia Lâm từ lâu đã trở thành vùng sản xuất RAT có tiếng của Hà Nội, đến nay xã đã hình thành 250 ha vùng RAT. Sản xuất RAT không những đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp địa phƣơng hoàn thành nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Hiện sản phẩm rau của Văn Đức không chỉ bán cho các nhà hàng, siêu thị mà còn cung cấp đi nhiều tỉnh, thành. Ngoài xã Văn Đức, một số vùng trồng rau an toàn tập trung có hiệu quả cao phải kể đến là phƣờng Lĩnh Nam, xã Thanh Đa, xã Vân Nội, Đông Anh,… với tổng thu trung bình 400 - 500 triệu đồng/ha/năm (VnMedia, 2013).

Miền Trung + Thanh Hóa

Ngƣời dân xã Quảng Thắng - Thành phố Thanh Hoá, trƣớc đây chỉ biết trồng lúa và hoa màu theo phƣơng pháp truyền thống, nhỏ lẻ. Song, nhờ biết học hỏi và áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nên đến nay, xã đã có 2,5 ha diện tích trồng rau an toàn cho giá trị kinh tế cao.

Mô hình sản xuất rau an toàn thí điểm áp dụng Vietgap/GP.PS do HTX dịch vụ - đầu tƣ nông nghiệp Quảng Thắng thực hiện. HTX tổ chức cho cán bộ, xã viên đi tham quan mô hình sản xuất rau an toàn ở một số địa phƣơng và hƣớng dẫn xã viên sản xuất theo đúng 11 quy trình, kỹ thuật, bảo đảm 9 quy

chuẩn và 5 khâu: nƣớc, bảo vệ kỹ thuật, dịch vụ giống - vốn và tiêu thụ v.v. Có 36 hộ nông dân hƣởng ứng chuyển đổi 2,5 ha từ trồng lúa một vụ năng suất thấp sang sản xuất. Đến nay, mô hình đã thu hoạch nhiều đợt, bảo đảm thời gian cách ly và đƣợc dựng vào các dụng cụ đảm bảo VSATTP (sọt nhựa, rổ, thùng xốp…); sau đó chuyển đến nhà sơ chế để thực hiện sơ chế, đóng gói. Quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói, vận chuyển đƣợc thực hiện theo hệ thống quản lý chất lƣợng do dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lƣợng nông sản thực phẩm” xây dựng. Sản phẩm rau an toàn của HTX đã đƣợc chi cục quản lý chất lƣợng Nông lâm và thủy sản Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (Cổng thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa, 2013).

Hiện nay, sản phẩm RAT mang thƣơng hiệu Quảng Thắng đƣợc tiêu thụ tại quầy rau Việt I và Việt II phƣờng Lam Sơn và các chợ của thành phố. Đồng thời, còn là đơn vị cung cấp RAT theo tiêu chuẩn VietGAP cho: hệ thống bếp ăn tập thể, bếp ăn bán trú của các trƣờng học, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các chợ đầu mối và cửa hàng kinh doanh RAT tại TP. Thanh Hoá.

Từ thành công của mô hình thí điểm này, với giá trị kinh tế mỗi năm từ 300 - 400 triệu đồng/ha, Quảng Thắng sẽ mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên tới 12 ha, xây dựng thƣơng hiệu rau an toàn mang tên Quảng Thắng trở thành địa chỉ tin cậy của ngƣời tiêu dùng trong tỉnh. Đây là hƣớng đi triển vọng, giúp cho ngƣời nông dân làm giàu, nâng cao thu nhập.

+ Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, khu vực có khí hậu giao thoa giữa hai miền nam - bắc nên có thể trồng rau quanh năm, mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiềm năng trồng rau của tỉnh là rất lớn, diện tích rau quả hàng năm lên đến 4.144 - 4.500 ha, phân bố chủ yếu ở vùng cát ven biển có mạch nƣớc ngầm cao (huyện Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc); vùng đất tốt và làm vành đai thực phẩm cho thành phố nhƣ Hƣơng Trà, Quảng Điền, Hƣơng Thủy. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày càng tăng lên, phổ biến ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu này, đã có nhiều dự án, mô hình rau an toàn và rau an toàn theo hƣớng VietGAP đƣợc thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các cấp, ngành và tổ chức nƣớc ngoài, mở ra hƣớng đi mới đầy triển vọng cho sản phẩm rau an toàn.

Hiện nay, trong tổng số 2.197,5 ha rau an toàn của toàn tỉnh, có 6 ha đƣợc sản xuất theo quy trình VietGAP, trong đó có 1.000 m2 mô hình rau an toàn và áp dụng phƣơng pháp ICM, IPM. Các chủng loại rau an toànrất phong

phú và đa dạng, kể cả rau ăn lá, ăn quả và gia vị (cải, xà lách, rau thơm, hành, cải cúc, mƣớp đắng, bầu bí ăn ngọn, ngò, khoai môn, ớt, đậu cô ve, cà tím, khoai lang, rau muống, rau má, xà lách xoong).

Miền Nam

Trên địa bàn TPHCM và một số tỉnh lân cận nhƣ Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tiền Giang đang có nhiều mô hình trồng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn giữa sản xuất với tiêu thụ rất hiệu quả. Theo tính toán, trồng rau VietGAP nói riêng và rau an toàn nói chung cho ngƣời dân mức thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm; thậm chí có nơi đạt tới 700 - 800 triệu đồng. Đặc biệt, khu vực ĐBSCL hƣớng đến sản xuất rau an toàn theo công nghệ cao. Sau đây là một số mô hình sản xuất rau an toàn tiêu biểu của miền Nam:

Tiền Giang: Mô hình tiêu biểu gắn sản xuất với tiêu thụ rau an toàn có hiệu quả là HTX rau an toàn Gò Công (12,5 ha/42 hộ), chủng loại: cải xanh, cải ngọt, cải thìa, rau dền, mồng tơi, dƣa leo. Mô hình mang lại lợi nhuận cao hơn so với rau thƣờng từ 1,2 - 1,7 lần. Tổ chức hoạt động của HTX nhƣ sau:

- Ban chủ nhiệm chủ động tìm kiếm thị trƣờng đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm cho các xã viên, ký hợp đồng tiêu thụ với xã viên theo giá sàn.

- Tổ chức họp định kỳ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kịp thời uốn nắn các vi phạm; đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục lỗi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp HTX phát triển.

Long An: Đến nay, tỉnh đã xây dựng 100 tổ chức liên kết sản rau an toàn; 7 HTX sản xuất, sơ chế và tiêu thụ; 1 doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ, trong đó có 2.478 hộ tham gia với diện tích 418 ha (Sở NN và PTNT, 2013).

Long An đang triển khai đề tài "Xây dựng 3 mô hình sản xuất rau an toàn đạt chứng nhận VietGAP" trên diện tích 16,2 ha, tại các huyện: Cần Đƣớc, Cần Giuộc và Đức Hòa. Các sản phẩm rau an toàn đƣợc sản xuất ở Long An bƣớc đầu đã đƣợc thị trƣờng trong và ngoài tỉnh chấp nhận, tin dùng. Không chỉ đƣợc bán tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống mà rau an toàn của Long An đã có mặt trong các siêu thị, cửa hàng tiện ích.

Nhằm tăng cƣờng quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh vừa ban hành Công văn số 3270 yêu cầu các sở, ngành và UBND tổ chức thực hiện rà soát, duy trì, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn; tăng cƣờng thực hiện các biện pháp sản xuất rau an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Ngoài ra, Sở NN cũng phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê

Cùng với đó, tăng cƣờng tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông ở địa phƣơng; đẩy mạnh công tác khuyến nông về tập huấn, hƣớng dẫn nông dân quy trình sản xuất rau an toàn và nâng cao nhận thức, hiểu biết về các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của ngƣời sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm.

TP. Hồ Chí Minh

- HTX Dịch vụ nông nghiệp Phƣớc An: Là tổ chức tích cực trong phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế rau. HTX bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP từ năm 2009 với diện tích 7 ha, đến năm 2012 diện tích RAT tăng lên 17 ha, sản lƣợng đạt 298 tấn/tháng. Đến nay, tổng diện tích đƣợc chứng nhận VietGAP là 4,06 ha (gồm 13 hộ sản xuất và nhà sơ chế). - Liên tổ sản xuất và kinh doanh rau an toàn Tân Trung: Là tổ chức tích cực trong phong trào áp dụng VietGAP. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP là 9,5 ha (50 hộ), trong đó đƣợc chứng nhận VietGAP là 1,3 ha.

- HTX Ngã Ba Giòng: Với tổng diện tích sản xuất RAT theo quy trình VietGAP là 15 ha, trong đó đƣợc chứng nhận VietGAP là 3,25 ha. Hình thức tiêu thụ chủ yếu thông qua các hợp đồng nguyên tắc, trung bình 4 tấn/ngày.

Bình Dƣơng: gồm 2 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn:

- Tổ sản xuất RAT xã Tân Định, huyện Bến Cát: Diện tích 7 ha (sản

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 36)