Xu thế phát triển ngành hàng rau an toàn

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 56 - 58)

Hiện nay, ngƣời nông dân đã có ý thức và kinh nghiệm nhiều hơn về trồng rau an toàn. Các điểm thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang trong quá trình thực hiện và chờ kết quả thẩm định để cấp giấy chứng nhận. Trong khi đó khả năng sản xuất, cung ứng của các HTX, CLB, tổ liên kết sản xuất rau an toàn cũng đang ngày càng lớn mạnh.

Trong chiến dịch hành động hƣớng đến mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn, đảm bảo quy trình truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn, Sở Công thƣơng TPHCM chủ động hỗ trợ và kết nối các doanh nghiệp sản xuất rau VietGAP với các nhà phân phối lớn nhƣ Liên hiệp HTX Thƣơng mại TPHCM (Saigon Co.op). Mặt khác, thành phố cũng bắt đầu đƣa rau VietGAP vào chợ, đã mở ra giai đoạn mới cho thị trƣờng tiêu dùng: ngƣời dân có thể yên tâm và tin tƣởng hơn vào chất lƣợng sản phẩm thiết yếu.

Theo Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Thỏ Việt, HTX đang sản xuất theo hƣớng tập trung cho các sản phẩm an toàn trên diện tích gần 50 ha, trong đó 48 ha đƣợc chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. Hiện Thỏ Việt cung ứng bình quân 30 tấn/ngày. Trong năm 2014, sẽ nâng khả năng cung ứng lên 100 tấn/ngày, trên diện tích khoảng gần 200 ha. Nhƣng vấn đề này vẫn tùy thuộc vào thị trƣờng vì hiện nay nhu cầu sử dụng rau VietGAP vẫn còn hạn chế do tâm lý của ngƣời tiêu dùng cho rằng giá rau cao hơn so với giá bán các loại rau bán xá khác. Để tăng sản lƣợng rau VietGAP, Thỏ Việt cũng đang nỗ lực đƣa rau đến nhiều chợ bán lẻ nhƣng mức độ phổ biến chƣa cao.

Vào tháng 6 vừa qua, Saigon Co.op đã ký kết với 16 đơn vị đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (9 đơn vị là các doanh nghiệp, các HTX sản xuất rau củ quả của thành phố, số doanh nghiệp còn lại là của 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận). Ký kết này mang lại lợi ích cho cả 3 bên: doanh nghiệp sản xuất an tâm đầu ra, nhà kinh doanh siêu thị an tâm có đầu vào đạt chuẩn và quan trọng hơn hết là ngƣời tiêu dùng an tâm vì đƣợc cung cấp rau an toàn thƣờng xuyên, đảm bảo chất lƣợng với giá hợp lý.

Hiện nay, hệ thống siêu thị Co.opmart tiêu thụ 120 tấn rau quả/ngày. Sắp tới, rau quả VietGAP sẽ chiếm 60% tổng sản lƣợng rau quả bày bán trong hệ thống nhƣng giá bán sẽ thấp hơn 10% - 15% giá thị trƣờng. Có đƣợc yếu tố này là nhờ Saigon Co.op mua trực tiếp tại vƣờn đơn vị sản xuất, không thông qua trung gian và tham gia chƣơng trình bình ổn giá.

Theo Sở Công thƣơng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chọn các hệ thống siêu thị khác để thực hiện việc ký kết, nhằm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm rau an toàn cung ứng cho thị trƣờng. Đối với các chợ truyền thống, đã hoàn tất đề án xây dựng “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm”, trƣớc mắt chọn chợ Bến Thành và chợ đầu mối Hóc Môn để thực hiện.

Thực tế thì nếu tính hiệu quả kinh tế, 1 ha rau hoặc hoa có khả năng cho lãi ròng gấp 3 - 5 lần so với lúa và gấp từ 2 - 3 lần so với cây màu khác.

300 đến 500 triệu đồng/ha/năm. Do đó, Bộ NN và PTNT cùng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng khuyến khích các tỉnh phát triển nhiều mô hình, diện tích ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất rau và hoa.

Đồng thời, Bộ NN và PTNT cũng vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cƣờng quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, các đơn vị, địa phƣơng tổ chức rà soát, duy trì, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tăng cƣờng thực hiện các biện pháp sản xuất rau an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp, nông dân thông qua hợp tác xã và các hình thức phù hợp trong vùng sản xuất và tiêu thụ RAT; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về sản xuất, tiêu thụ RAT v.v. Và với những biểu hiện đáng mừng trong công tác sản xuất và cải thiện tình trạng đầu ra thì rõ ràng tƣơng lai cho thị trƣờng rau an toàn sẽ hứa hẹn nhiều triển vọng, đƣợc xem là hƣớng sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững của cả nƣớc. Tuy nhiên, để rau an toàn phát triển và cung cấp đầy đủ cho toàn xã hội thì cần phải có sự bắt tay mật thiết hơn nữa giữa nhà sản xuất và phân phối. Bên cạnh đó, đã đến lúc ngƣời nông dân cần có sự thay đổi trong tập quán sản xuất và cung cấp hàng hóa theo hƣớng chuyên nghiệp hơn cho phù hợp tình hình mới. Về phía nhà quản lý cũng cần có những biện pháp xúc tiến thật sự nhƣ hỗ trợ vốn, làm cầu nối tiêu thụ.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 56 - 58)