Các đối tƣợng trung gian

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 77 - 84)

Các tác nhân thƣơng mại nhìn chung chịu ảnh hƣởng từ các chính sách nhƣ: tín dụng và thuế. Cụ thể, thƣơng lái chỉ chịu ảnh hƣởng của tín dụng (70,0%) do họ cần vay vốn để mở rộng kinh doanh. Chủ vựa bán sỉ chịu ảnh hƣởng từ chính sách thuế tƣơng đối cao khi hoạt động kinh doanh (chiếm 75%), chính sách tín dụng (58,3%). Ngƣời bán lẻ ngoài chợ thì hầu hết đều chịu ảnh hƣởng của chính sách thuế (100%) do mỗi ngày họ phải nộp thuế cho ban quản lý chợ, ngoài ra thì cũng chịu tác động của chính sách tín dụng (36%) do cần vay vốn để mở rộng mua bán trong thời gian tới.

Bảng 4.11: Tác động của các chính sách đến thƣơng lái, bán sỉ và bán lẻ

Chính sách Thƣơng lái Bán sỉ Bán lẻ

Tín dụng 70,0% 58,3% 36,0%

Thuế 75,0% 100%

Nguồn: Khảo sát thực tế thành phố Sóc Trăng, 2013

4.3.3 Ngƣời tiêu dùng

Vì rau an toàn trên địa bàn TPST chỉ vừa đƣợc bày bán ở sạp riêng tại chợ phƣờng 2, do đó số lƣợng ngƣời dân sử dụng sản phẩm này trên thực tế chƣa nhiều, chính vì thế việc điều tra ngƣời tiêu dùng mua rau bao gồm cả rau màu nói chung và rau an toàn nói riêng.

Nội trợ là công việc đặc thù của phụ nữ trong gia đình nên cũng dễ hiểu vì sao đối tƣợng ngƣời tiêu dùng đƣợc điều tra đa phần là nữ với 96,2%, có độ tuổi trung bình là 45, trong đó dân tộc kinh chiếm 65,4%, còn lại là hoa và khmer, trình độ văn hóa từ cấp 1 trở lên. Số ngƣời trong gia đình trung bình là 4 ngƣời. Nghề nghiệp của họ chủ yếu là buôn bán (38%), tiếp theo là nông dân (23%), nội trợ (15%), viên chức (12%), giáo viên (8%) và công nhân (4%). Thu nhập trong gia đình tƣơng đối ổn định, dao động từ 1 đến dƣới 3 triệu chiếm 53,9%, từ 3 đến dƣới 6 triệu có 34,6%, từ 6 đến dƣới 10 triệu chiếm 7,7% và mức thu nhập cao trên 10 triệu chiếm 3,8 %.

Bảng 4.12: Thông tin chung về ngƣời tiêu dùng

Chỉ tiêu Đặc điểm Trung bình Số lƣợng

(n=26) Tỷ lệ (%) Tuổi 45 Số nhân khẩu 4 Giới tính Nam 1 3,8 Nữ 25 96,2 Học vấn Cấp 1 10 38,5 Cấp 2 12 46,1 Cấp 3 4 15,4 Dân tộc Kinh 17 65,4 Khmer 6 23,1 Hoa 3 11,5

Thu nhập 1 – dƣới 3 triệu 14 53,9

3 – dƣới 6 triệu 9 34,6

6 – dƣới 10 triệu 2 7,7

> 10 triệu 1 3,8

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Việc nghiên cứu về các đặc điểm của đối tƣợng ngƣời tiêu dùng nhằm có cái nhìn tổng quát về đối tƣợng này; bên cạnh đó, làm cơ sở cho việc phân tích hành vi tiêu dùng rau an toàn của họ và đồng thời thời giúp đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết về những nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ thƣờng xuyên mua rau ở những ngƣời tiêu dùng có đặc điểm khác nhau.

4.3.3.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng khi mua rau

Trƣớc tiên nội dung bài viết sẽ xem xét những nhân tố ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng khi họ mua rau. Việc phân tích này có tác dụng trong đề ra giải pháp tối ƣu cho phát triển thị trƣờng rau an toàn, chẳng hạn nhƣ có cách bố trí điểm bán rau an toàn hợp lý, thuận tiện và thu hút ngƣời mua; ngoài ra, có biện pháp điều chỉnh về chất lƣợng, giá cả sao cho đáp ứng đƣợc nhu cầu cũng nhƣ có sự nhận diện rõ ràng cho sản phẩm này.

Khi hỏi ngƣời tiêu dùng về những điều ảnh hƣởng khi mua rau và rau an toàn, thì khoảng cách từ nhà đến nơi bán rau đƣợc xem là yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến việc mua rau của ngƣời tiêu dùng (57,7%). Tiếp theo là nơi bán quen thuộc (42,3%); giá rau và thu nhập cũng có ảnh hƣởng đến việc mua rau thƣờng xuyên nhƣng ít hơn với tỷ lệ lần lƣợt là 11,5% và 7,7%, có thể hiểu là do ngƣời tiêu dùng mua rau sử dụng trong ngày nên chỉ mua 0,5 đến 1 kg, vì vậy sẽ không mất nhiều tiền để mua và giá của các loại rau, kể cả rau an toàn so với các loại thực phẩm khác thì tƣơng đối mềm hơn. Ngoài ra, nguồn gốc của rau cũng đƣợc ngƣời tiêu dùng rất quan tâm (19,2%).

Bảng 4.13: Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng khi mua rau

Yếu tố Tần số Tỷ lệ (%)

Khoảng cách từ nhà đến nơi bán rau 15 57,7

Quầy/sạp bán rau thân quen 11 42,3

Nguồn gốc 5 19,2

Giá cả 3 11,5

Thu nhập 2 7,7

Tổng 36 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Nhƣ đã đề cập, thông thƣờng lƣợng rau mà ngƣời dân tiêu dùng hằng ngày tƣơng đối ổn định, dù là thực phẩm cần thiết nhƣng do mua với số lƣợng ít nên họ sẽ mua cùng với các thực phẩm khác và nếu nơi bán rau khá xa thì họ ít chịu bỏ công đi, chỉ để mua mớ rau. Chính vì thế, việc bố trí địa điểm bán rau màu nói chung và rau an toàn nói riêng sao cho thuận tiện nhất là vấn đề quan trọng trong vai trò khuyến khích ngƣời tiêu dùng mua hàng.

Một vấn đề nữa là nhãn hiệu thƣơng mại của rau màu chƣa đƣợc ngƣời tiêu dùng xem nhƣ là cơ sở để lựa chọn, mặc dù yếu tố này có đƣa vào điều tra nhƣng khi hỏi thì hầu nhƣ không đối tƣợng nào quan tâm đến. Đa số ngƣời tiêu dùng mua rau ở chợ nên họ không quan tâm đến xuất xứ hoặc nhãn hiệu của sản phẩm. Tại đây, họ thƣờng xuyên mua rau của một ngƣời bán quen và tin tƣởng vào chất lƣợng của ngƣời bán này.

4.3.3.2 Các nhân tố ngƣời tiêu dùng quan tâm khi tiêu dùng rau

Tiếp theo, những vấn đề mà ngƣời tiêu dùng thƣờng quan tâm khi tiêu dùng rau sẽ đƣợc phân tích. Căn cứ vào kết quả phân tích có thể rút ra nhận định chung về mối quan tâm, lƣu ý cũng nhƣ nhận thức của ngƣời tiêu dùng về đặc điểm, lợi ích của rau và rau an toàn khi sử dụng. Từ đó, có cách tuyên truyền, phổ biến về những lợi ích hay khuyến cáo đến họ trong việc tiêu dùng thực phẩm này sao cho phù hợp.

Bảng 4.14: Các nhân tố ngƣời tiêu dùng quan tâm khi tiêu dùng rau

Yếu tố Tần số Tỷ lệ (%)

Dinh dƣỡng 23 88,5

Chất lƣợng 17 65,4

Ngƣời tiêu dùng rất quan tâm đến yếu tố dinh dƣỡng khi sử dụng rau xanh trong bữa ăn hằng ngày (88,5%); về chất lƣợng của rau nhƣ độ tƣơi ngon, xanh tốt cũng vậy, có 65,4% ngƣời tiêu dùng quan tâm đến và 3,8% ngƣời tiêu dùng xem chức năng chế biến đƣợc nhiều món ăn khác nhau là yếu tố quan tâm khi sử dụng rau.

Khi đƣợc hỏi về ích lợi của rau an toàn, hầu hết ngƣời tiêu dùng nhận xét chung về rau (nói chung) nhƣ bổ dƣỡng, cung cấp vitamin, có chất xơ, chất khoáng v.v. Tuy nhiên, nhận thức của ngƣời tiêu dùng về các tác hại của rau không an toàn lên sức khỏe chƣa cao, chủ yếu nếu có tác hại/ngộ độc sau khi sử dụng, mà tác hại của rau sau sử dụng thƣờng không thấy ngay lập tức nhƣ các loại thực phẩm khác nhƣ thịt, cá ôi thiu.

4.3.3.3 Địa điểm thƣờng mua rau của ngƣời tiêu dùng

Thông thƣờng nơi bán có ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dùng, vì đó ngoài là nơi chứa hàng hóa mà họ cần mua thì cao hơn là các giá trị cảm nhận mà họ nhận đƣợc khi đến địa điểm bán hàng nhƣ không gian, các dịch vụ, sự nhiệt tình của nhân viên,… Bên cạnh giá trị sử dụng và giá trị cảm nhận thì sự thuận tiện về vị trí địa lí cũng nhƣ sự hợp lý trong việc bố trí địa điểm phân phối là rất quan trọng trong vai trò thu hút sự quan tâm, tác động đến quyết định mua hàng. Những nơi ngƣời tiêu dùng thƣờng mua rau để sử dụng đƣợc chi tiết qua bảng sau:

Bảng 4.15: Địa điểm mua rau thƣờng xuyên của ngƣời tiêu dùng

Địa điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Chợ địa phƣơng 18 69,2

Quầy/sạp góc phố 7 26,9

Siêu thị 1 3,8

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Qua khảo sát về địa điểm mua rau màu của ngƣời dân thành phố Sóc Trăng có thể thấy, có 3,4% ngƣời dân mua rau trong siêu thị. Quả thật bất ngờ với con số khiêm tốn về thói quen mua hàng của ngƣời dân ở đây, tuy nhiên có thể lý giải hiện tƣợng này với nhiều lý do: Sóc Trăng là tỉnh còn nghèo, bộ phận ngƣời dân có mức thu nhập thấp khá nhiều, đặc biệt với ngƣời dân ở nông thôn thì hầu nhƣ chƣa từng đặt chân vào siêu thị, chứ nói chi là vô siêu thị để mua rau; thay vì phải tốn công nhƣ vậy họ thƣờng tự túc bằng cách tự trồng rau để ăn hằng ngày. Ngoài ra, Sóc Trăng với thế mạnh là nông nghiệp, các loại rau bán tại các chợ địa phƣơng rất đa dạng, phong phú cộng với mức thu nhập nhƣ đã đề cập thì tần suất mua rau ở chợ dễ dàng và tiện lợi hơn

nhiều là điều hiển nhiên. Vì thế, dễ hiểu vì sao theo kết quả điều tra có tới 69,2% ngƣời dân mua rau ở các chợ địa phƣơng và 24,1% thƣờng mua ở các quầy/sạp góc phố, nơi thuận tiện, nhanh chóng. Ngoài ra, ngƣời tiêu dùng chƣa có thói quen mua rau an toàn ở sạp rau an toàn vì thành phố Sóc Trăng chỉ vừa mới thành lập quầy rau an toàn.

4.3.3.4 Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về giá cả và chất lƣợng rau

Rau là thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của con ngƣời, dù hiện nay có rất nhiều rắc rối xung quanh sản phẩm này nhƣng nó vẫn luôn nằm trong danh sách hàng hóa đƣợc mua mỗi ngày của những bà nội trợ khi đi chợ. Và trƣớc thực trạng nhƣ vừa nêu thì ngƣời tiêu dùng rau có nhận định nhƣ thế nào về giá cả và chất lƣợng của nó, nội dung sau đây sẽ làm rõ. Thứ nhất, là ý kiến của đối tƣợng này về giá rau hiện nay là cao hay phù hợp.

Bảng 4.16: Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về giá cả rau màu

Giá rau Tần số Tỷ lệ (%)

Giá cao 2 7,7

Giá phù hợp 24 92,3

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Theo kết quả của bảng trên thì đa phần ngƣời tiêu dùng rau màu nói chung cho rằng giá rau hiện nay ở thị trƣờng TPST là phù hợp với túi tiền của họ (92,3%) và chỉ có số ít có ý kiến là giá rau còn cao (7,7%). Có thể giải thích về các kết luận này, là bởi vì phần lớn việc tiêu dùng rau của ngƣời tiêu dùng thì ổn định và với số lƣợng không nhiều nên giá rau có lên, xuống hay chênh lệch 2.000 - 3.000 không là trở ngại lớn với họ, khi họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm mình mua. Mặc dù vậy vấn đề giá rau an toàn đƣợc xem là đắt vẫn là mối e ngại chung của ngƣời tiêu dùng, do đó có đƣợc giải pháp tốt về giá là một lợi thế cho rau an toàn dễ dàng tiếp cận ngƣời dân.

Nội dung kế tiếp xem x t quan điểm của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng rau ở các mức tốt, tạm chấp nhận và thấp.

Bảng 4.17: Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng rau

Chất lƣợng rau Tần số Tỷ lệ (%)

Tốt 2 7,7

Tạm chấp nhận 20 77,0

Dựa vào kết quả khảo sát thì chất lƣợng rau màu nói chung hiện nay đƣợc ngƣời tiêu dùng cho là ở mức tạm chấp nhận để tiêu dùng (77,0%), cũng có một bộ phận ngƣời tiêu dùng khá hài lòng với chất lƣợng rau hiện tại khi đánh giá chất lƣợng rau là tốt (7,7%); song, đối tƣợng cho rằng chất lƣợng rau là thấp thì cao hơn bộ phận này với 15,3% ý kiến.

Ngày nay ngƣời tiêu dùng rất xem trọng chất lƣợng thực phẩm mà họ tiêu dùng, cụ thể là rau. Nếu tình trạng rau không an toàn và không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng không đƣợc đẩy lùi thì khó mà thuyết phục đƣợc ngƣời dân tin tƣởng vào rau an toàn. Dó đó, từ nội dung phân tích này cần có những chính sách, biện pháp kịp thời và hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lƣợng rau an toàn đƣợc sản xuất ra; từ đó, tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức về lợi ích của việc sử dụng rau đảm bảo an toàn, chất lƣợng đối với sức khỏe đến ngƣời dân để tạo lòng tin nơi họ và giúp họ có đƣợc thói quen tiêu dùng rau an toàn cho mình.

4.3.3.5 Những mong muốn của ngƣời tiêu dùng về rau màu

Trong bối cảnh chung về nguy cơ rau không đảm bảo an toàn nhƣ hiện nay, ngƣời dân TPST không khỏi hoang mang nhƣng để tránh thì có lẽ là khó để thực hiện. Vì thế, để có thể an tâm hơn khi sử dụng loại thực phẩm cần thiết này thì ngƣời dân TPST rất mong muốn có đƣợc những cải thiện tốt về nó. Bảng 4.18: Những mong muốn của ngƣời tiêu dùng về rau

Ý kiến Tần số Tỷ lệ (%)

Giá cả ổn định, hợp lý 21 80,8

Đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe 15 57,7

Chất lƣợng cải thiện tốt 12 46,2

Ít phân thuốc, thời gian cách ly đúng 9 34,6

Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng 5 19,2

Có quầy/sạp rau an toàn, dễ mua 2 7,7

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Qua đây có thể thấy, tâm lý chung của ngƣời tiêu dùng là thích mua rau giá rẻ hay nói cách khác, họ còn e ngại khi nhắc đến việc tiêu dùng rau an toàn vì giá của nó cao hơn rau thƣờng, mặc dù ý thức đƣợc tầm quan trọng của rau an toàn. Do đó, trong thời gian tới mong muốn lớn nhất của ngƣời tiêu dùng là giá rau nói chung và rau an toàn nói riêng sẽ ổn định, hợp lý (80,8%). Bên cạnh đó nhƣ đã phân tích, nhìn chung ngƣời tiêu dùng cho rằng chất lƣợng rau hiện nay chỉ ở tầm tạm chấp nhận nên mong muốn tiếp theo của họ là sẽ có

những cải thiện tốt về rau, đặc biệt là về chất lƣợng (46,2%) nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi tiêu dùng (57,7%). Với các mong muốn còn lại đều ở mức cao nhƣ: ít phân thuốc, đủ thời gian cách ly (34,6%) và có nguồn gốc rõ ràng (19,2%) thì ta thấy rằng thực trạng tiêu dùng rau xanh không đảm bảo an toàn hiện nay đang là nỗi lo chung và nhu cầu sử dụng rau an toàn là luôn có; những mong muốn này đã dần hình thành trong nhận thức của ngƣời tiêu dùng nhƣ những tiêu chí để họ có sự thông thái trong quyết định tiêu dùng rau an toàn cho mình. Có thể khẳng định, sạp rau an toàn hình thành là giải pháp tối ƣu và kịp thời cho thị trƣờng rau an toàn thành phố.

Trên đây là kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hƣởng, sự quan tâm và địa điểm mua thƣờng xuyên của ngƣời tiêu dùng rau nói chung và rau an toàn nói riêng tại TPST, cũng nhƣ những đánh giá và mong muốn của họ về sản phẩm này. Mặc dù thị trƣờng thực sự cho rau an toàn chỉ mới đƣợc hình thành nhƣng đây sẽ là cơ sở để làm khung định hƣớng thiết lập đầu ra cho rau an toàn thành phố. Có thể nhận định chung về vấn đề sử dụng rau hằng ngày của ngƣời dân, là rau thƣờng chủ yếu đƣợc mua từ các chợ địa phƣơng, quầy rau trên đƣờng phố và hiện chỉ có một quầy rau an toàn kinh doanh trên địa bàn. Trong khi đó, trên thực tế và căn cứ kết quả nghiên cứu thì nhu cầu sử dụng rau sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lƣợng là điều mà trong tâm lý của hầu hết ngƣời tiêu dùng đều mong muốn và ngày càng muốn biến nhu cầu cấp thiết đó thành hành động - sử dụng rau đảm bảo an toàn. Có thể dẫn chứng bằng kết quả điều tra rằng có tới 92,3% ngƣời tiêu dùng TPST dự định sẽ tiêu dùng rau an toàn nếu có điều kiện; thêm vào đó, 7,7% không biết

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)