Thực trạng tiêu thụ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 44 - 48)

Cùng với tốc độ phát triển trong công tác sản xuất thì khâu tiêu thụ rau an toàn cũng đang dần đƣợc hoàn thiện nhằm đảm bảo đầu ra, ổn định giá cả và phát triển thị trƣờng rau an toàn. Chẳng hạn nhƣ bao tiêu sản phẩm, đa dạng hóa hình thức cung ứng bằng cách: mở các sàn giao dịch rau quả và thực phẩm, mở rộng điểm phân phối ở các khu chung cƣ, cơ quan, đặc biệt là gắn nhãn tem nhận diện rau an toàn v.v. Có thể kể đến các địa phƣơng có những đóng góp tích cực trong khâu đẩy mạnh tiêu thụ là:

Hà Nội, đến tháng 7/2013 thành phố có hơn 60 cửa hàng bán rau an

toàn, sản lƣợng tiêu thụ trung bình từ 50 - 120 kg/cửa hàng/ngày và 35 siêu thị kinh doanh rau an toàn, sản lƣợng từ 80 - 120 kg/siêu thị/ngày. Để đa dạng hóa hình thức cung ứng, giảm chi phí trung gian nhằm hạ giá thành sản phẩm rau an toàn đến tay ngƣời tiêu dùng, Sở NN và PTNT đã thí điểm mở các điểm phân phối tại các khu chung cƣ, cơ quan. Kết quả, đã vận hành 72 điểm tại khu dân cƣ, cơ quan, tập trung chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Hoàn Kiếm,… mức tiêu thụ trung bình 100 - 150 kg/rau/điểm/tuần và đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài ra, có 15 doanh nghiệp đang tham gia, sản xuất sản lƣợng tiêu thụ trung bình 500 - 700 kg/doanh nghiệp/ngày, sản lƣợng tiêu thụ cao là 2.000 - 3.000 kg/ngày.

Đặc biệt, từ cuối năm 2012 các cơ sở bán buôn và bán lẻ RAT trên địa bàn đã gắn nhãn tem nhận diện RAT, cụ thể tại một số xã nhƣ: Văn Đức, Duyên Hà, Thanh Đa, Tráng Việt. Các sản phẩm RAT sau khi dán nhãn đƣợc tiêu thụ rộng rãi tại Hà Nội và các tỉnh khác. Đến nay, có 21 cơ sở tham gia thí điểm dán tem nhận diện “Rau an toàn Hà Nội”. Bên cạnh đó, “Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội” cũng đƣợc xây dựng và vận hành để hỗ trợ tiếp thị, kết nối ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng (VnMedia, 2013).

Tiền Giang, hiện nay các HTX rau an toàn (Gò Công và Thuận Hòa) đang tích cực bao tiêu rau an toàn với giá ổn định ở mức cao, bảo đảm xã viên có lãi. Cụ thể là bao tiêu với giá bảo đảm có lãi từ 30% trở lên; tuy HTX mua theo giá thị trƣờng nhƣng vẫn đề ra mức giá sàn 2.500 đồng/kg rau ăn lá nhằm bảo vệ quyền lợi cho xã viên khi thị trƣờng rau có biến động, bấp bênh. Việc làm này nhằm hỗ trợ bà con giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa, khẳng định lợi ích con đƣờng làm ăn tập thể trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. Bên cạnh đó, thông qua việc mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp, siêu thị và cơ sở tiêu thụ trong ngoài tỉnh nhƣ Co.opmart, Metro, Công ty Lực Điền, bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp, trung bình mỗi ngày các HTX, tổ hợp tác cung ứng cho thị trƣờng 3 - 5 tấn rau an toàn các loại (TTXVN, 2013).

Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ rau an toàn vẫn tồn tại hai mặt đối lập, bên cạnh những mặt tích cực kể trên thì tiêu thụ rau an toàn nƣớc ta vẫn gặp nhiều bất cập, chƣa tiếp cận rộng rãi đến ngƣời tiêu dùng.

Nhu cầu rau xanh của thành phố Hà Nội khoảng 2.600 tấn/ngày, tuy nhiên thành phố chỉ mới cung ứng đƣợc 60% nhu cầu của ngƣời dân Thủ đô, còn lại 40% là lƣợng rau từ các địa phƣơng khác nhập về. Còn ở TPHCM, trong khi các chợ cóc, chợ đầu mối của thành phố tiêu thụ hàng tấn rau, quả không rõ nguồn gốc mỗi ngày thì trung bình các đại lý, hệ thống siêu thị chỉ tiêu thụ đƣợc 500 - 700 kg rau an toàn. Đại diện hệ thống siêu thị Big C cho rằng, giá thành sản xuất rau an toàn cao làm cho giá bán thƣờng cao hơn bên ngoài từ 1,5 - 2 lần vẫn là trở ngại lớn, khiến rau an toàn khó cạnh tranh. Mặt khác, việc sơ chế, sản xuất, bảo quản rau an toàn k m của ngƣời sản xuất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này (TTXVN, 2013).

Hơn nữa, công tác lƣu chuyển, tiêu thụ rau, củ, quả RAT vào trung tâm TP Hà Nội còn không ít trở ngại do: nguồn hàng cung ứng phân tán, thiếu ổn định; các vùng sản xuất quy mô đang hình thành nhƣng số lƣợng chƣa nhiều; thiếu các cơ sở chế biến, bảo quản. Các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ sản xuất và kinh doanh RAT ít, nhiều doanh nghiệp tham gia tiêu thụ RAT nhƣng quy mô nhỏ, thiếu bền vững. Đã vậy, vẫn còn một số nông dân chƣa tuân thủ quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, dẫn đến chất lƣợng rau chƣa bảo đảm. Đáng lƣu tâm là các điểm bán RAT của Tổng Công ty Hà Nội tiêu thụ lƣợng rau, củ, quả rất ít (khoảng 200 - 300 kg/ngày). Trong khi đó, số lƣợng rau, củ, quả có nguồn gốc Trung Quốc ngày càng chiếm lĩnh thị trƣờng, cụ thể tại chợ Long Biên, mỗi ngày lƣu chuyển cung cấp khoảng 45 tấn rau cho Hà Nội thì lƣợng rau Trung Quốc chiếm tới 30 tấn; chợ Đồng Xa cung ứng 180 - 200 tấn thì rau củ quả của Trung Quốc chiếm tới 65 - 75 tấn (VnMedia, 2013).

Còn theo HTX nông nghiệp TMDV Phú Lộc (Củ Chi), khả năng sản xuất và cung ứng sản phẩm của HTX đạt hơn 20 tấn/ngày, nhƣng thực tế thị trƣờng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 8 đến 10 tấn/ngày. Và nếu so sánh giá rau VietGAP với các loại rau đang bán xá thì gần nhƣ không có sự chênh lệch, bởi lẽ RAT đã đƣợc làm sạch. Nhƣng với đại đa số ngƣời tiêu dùng vẫn còn mang tâm lý giá bán rau VietGAP quá đắt so với sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, kênh phân phối rau VietGAP vẫn còn bó hẹp ở các siêu thị nên mức độ phổ biến chƣa cao. Hiện Phú Lộc đang sản xuất để cung ứng chủ yếu cho hệ thống siêu thị Co.opmart, thực hiện chƣơng trình bình ổn giá.

Theo Tổ liên kết sản xuất RAT Tiến Ra (xã Cam Phƣớc Đông), khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc sản xuất RAT là vấn đề chứng nhận rau đảm bảo an toàn. Ngƣời dân đầu tƣ để sản xuất RAT nhƣng chƣa có giấy chứng nhận nên khi đƣa ra chợ bán thì bị đánh đồng với các loại rau không an toàn, do đó, thu nhập của ngƣời trồng RAT chƣa cao. Và họ cũng chƣa đƣợc hƣớng dẫn cách làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm này. Ngoài ra, tuy có diện tích đất sản xuất rau khá lớn nhƣng vùng rau của xã lại nằm trong vùng dân cƣ. Vì vậy, chủ trƣơng xây dựng vùng sản xuất RAT có quy mô lớn để đầu tƣ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, qua việc khảo sát tại 6 tỉnh thành là Hà Nội, TPHCM, Đà Lạt, Thái Bình, Long An, Bình Dƣơng thì có đến 90% ngƣời tiêu dùng khi đƣợc hỏi về cách nhận biết, phân biệt rau an toàn đều có chung câu trả lời là không phân biệt đƣợc rau an toàn với các loại rau, quả thông thƣờng bằng mắt thƣờng. Họ chỉ phân biệt, nhận diện đƣợc rau an toàn qua các hệ thống bán lẻ có các chứng nhận tiêu chuẩn cụ thể. Mặt khác, trên thực tế có rất ít ngƣời tiêu dùng tiếp cận đƣợc thông tin chính xác về điểm bán rau an toàn (Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam - Vinastas, 2012).

Và theo đại diện nhiều doanh nghiệp tham gia chƣơng trình sản xuất rau an toàn, mặc dù rất muốn mở các điểm bán hàng lƣu động tại các khu đất trống ngoài trời nhƣ vỉa hè, khu chung cƣ để đƣa đầu ra cho sản phẩm, thế nhƣng cách làm này ít đƣợc các địa phƣơng, chính quyền ủng hộ vì lo ngại vấn đề giao thông. Mặt khác, theo nhiều doanh nghiệp khi tìm đƣợc địa điểm phù hợp, giá rẻ để cạnh tranh cũng không phải là dễ. Bởi để cạnh tranh với các sản phẩm rau quả giá rẻ Trung Quốc đang ngày đêm xâm nhập thị trƣờng, và để thay đổi thói quen mua bán truyền thống của ngƣời tiêu dùng tại các chợ cóc, chợ đầu mối chuyển sang dùng rau an toàn không phải là chuyện “một sớm, một chiều” mà cần một chiến lƣợc dài hơi.

Ngoài ra, công tác tiêu thụ rau an toàn còn cho thấy:

Về hình thức tiêu thụ: Sản xuất rau nói chung, rau an toàn nói riêng đƣợc tiêu thụ theo một số hình thức chủ yếu nhƣ sau:

- Ngƣời sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ. - Bán buôn cả ruộng: tƣ thƣơng chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối. Hình thức này ngƣời sản xuất bán cho tƣ thƣơng thấp hơn giá bán lẻ tại chợ 20 - 30% .

- Bán buôn cho ngƣời thu gom: một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu gom sản phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở địa phƣơng và các tỉnh lân cận.

Ở một số tỉnh còn có các hình thức tiêu thụ khác nhƣ:

- Tiêu thụ rau thông qua ký kết hợp đồng: các HTX, doanh nghiệp, tổ liên kết ký hợp đồng thu mua rau để tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng.

- Tiêu thụ thông qua các mối tiêu thụ ổn định nhƣ bếp ăn công nghiệp, bếp ăn nhà trẻ, trƣờng học v.v.

Về công tác quản lý rau an toàn tại chợ đầu mối: Hiện nay, có 10/32

tỉnh có chợ đầu mối tiêu thụ rau và rau an toàn là: Quảng Trị, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Bạc Liêu. Hàng năm, Sở NN và PTNT một số tỉnh, thành phối hợp với Ban quản lý các chợ đầu mối tổ chức các đợt kiểm tra, lấy mẫu rau để kiểm tra chất lƣợng; ra văn bản thông báo để Ban quản lý chợ có biện pháp quản lý nguồn gốc rau tốt hơn.

Về giá cả: Một số nơi, rau an toàn có giá cao hơn giá rau thông thƣờng

từ 10 - 20% nên đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân và cao hơn nhiều lần sản xuất lúa, ngô và cây ngắn ngày khác. Nhƣng phần lớn, giá bán các sản phẩm rau an toàn và rau thông thƣờng chƣa có sự khác biệt hay chênh lệch nhiều và thƣờng không ổn định, giá thƣờng cao vào đầu và cuối vụ, cao gấp 1,5 - 2 lần so với giá bán giữa vụ.

Nhƣ vậy, bên cạnh những mặt thay đổi tích cực thì có một thực tế đáng buồn về tình hình tiêu thụ rau an toàn là: chủ yếu tiêu thụ theo kênh nhỏ lẻ, hình thức tiêu thụ rau thông qua việc ký kết hợp đồng vẫn còn nhiều hạn chế và phần lớn giá bán rau an toàn và rau thông thƣờng vẫn chƣa có sự khác biệt nhiều và không ổn định. Ngƣời trồng rau sau khi thu hoạch tự mang ra các chợ bán hoặc chấp nhận bán mão cho thƣơng lái với mức giá thấp hơn so với bán chợ từ 20% - 30%.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)