Kênh phân phối rau an toàn tại thành phố Sóc Trăng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 60)

Nội dung nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích các kênh phân phối rau an toàn của thị trƣờng TPST và các hoạt động ở từng kênh, từ đó xem x t đến kênh phổ biến nhất mà nông dân tại TPST thƣờng sử dụng để tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của mình.

Kênh 1: Nông dân  Thƣơng lái  Bán sỉ  Bán lẻ  Tiêu dùng Đây là kênh dài nhất trong khâu phân phối. Trong kênh này nông dân giữ vai trò là ngƣời sản xuất, thƣơng lái giữ vai trò là ngƣời thu gom, bán sỉ và bán lẻ vai trò thƣơng mại đến ngƣời tiêu dùng.

Trong đó, thƣơng lái sẽ là ngƣời đến thu mua rau của nông dân khi đến vụ thu hoạch, thông thƣờng nông dân sẽ gọi điện báo cho thƣơng lái thời gian mua bán rau. Thƣơng lái sẽ bán lại rau cho bán sỉ hoặc bán lẻ ngoài chợ.

Kênh 2: Nông dân  Thƣơng lái  Bán sỉ  Ngƣời tiêu dùng

Kênh này cũng tƣơng đối dài, gồm hai trung gian phân phối. Cụ thể trong kênh thị trƣờng này thì rau rau an toàn đi qua bốn chủ thể, nông dân bán cho thƣơng lái, thƣơng lái bán cho bán sỉ rồi đến ngƣời tiêu dùng.

Kênh 3: Nông dân  Thƣơng lái  Bán lẻ  Ngƣời tiêu dùng

Trong kênh thị trƣờng này thì rau an toàn đi từ nông dân qua thƣơng lái qua bán lẻ và cuối cùng là đến ngƣời tiêu dùng.

Kênh 4: Nông dân  Bán sỉ  Bán lẻ  Ngƣời tiêu dùng

Ở kênh này thì nông dân bán cho bán sỉ, bán lẻ rồi đến tiêu dùng. Theo điều tra thì nông dân của tổ hợp tác khóm 6, phƣờng 4 bán cho bán sỉ do đây là mối quen, tuy nhiên đối tƣợng này rất ít. Đến vụ thu hoạch nông dân sẽ thông báo trƣớc cho ngƣời bán sỉ, sau đó vận chuyển rau ra chợ để giao.

Kênh 5: Nông dân  Bán lẻ  Ngƣời tiêu dùng

Đây là kênh một cấp, kênh này có một trung gian tham gia phân phối là ngƣời bán lẻ. Ngƣời nông dân bán cho bán lẻ, rồi đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Đối với hình thức này, chủ yếu cũng do quen biết và nông dân tự vận chuyển rau ra chợ giao cho bán lẻ.

Kênh 6: Nông dân  Ngƣời tiêu dùng

Đây là kênh phân phối trực tiếp. Trong kênh trực tiếp ngƣời nông dân sẽ bán rau của mình cho ngƣời tiêu dùng nhƣ những nhà bán sỉ, lẻ khác. TPST có điểm bán rau an toàn ở chợ phƣờng 2 và do vậy nông dân sẽ tự mang rau ra nơi này để bán. Rau an toàn của nông dân đƣợc đƣa qua khâu sơ chế tại nhà sơ chế đạt chuẩn tại địa phƣơng để làm sạch trƣớc khi mang ra chợ tiêu thụ.

Nhƣ vậy, kênh phân phối chủ yếu của nông dân trồng rau an toàn tại thành phố Sóc Trăng hiện nay là bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng, bằng việc tự mang ra sạp rau an toàn tại chợ bán lẻ thành phố; kênh phổ biến kế tiếp là bán cho thƣơng lái, tuy nhiên hình thức này đang dần đƣợc thay thế hoàn toàn bởi hình thức đầu. Ta thấy rằng việc mang rau ra tận chợ tiêu thụ có nhiều cái lợi, thứ nhất là đỡ mất một khoản tiền cho lái; thứ hai, ngƣời trồng rau có thể nắm đƣợc tình hình giá cả mỗi ngày, không sợ bị “ m giá”. Rõ ràng là việc rút ngắn kênh phân phối rau an toàn nhƣ tổ hợp tác khóm 6, phƣờng 4 là một giải pháp tối ƣu nhất cho việc đảm bảo đầu ra, có tác dụng giảm chi phí trung gian đồng thời nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm.

4.2 Các đối tƣợng tham gia vào kênh phân phối 4.2.1 Hộ nông dân 4.2.1 Hộ nông dân

Thông thƣờng, mỗi hộ nông dân trồng một chủng loại rau phổ biến từ 100 m2 đến 300 m2

và xen kẽ các loại rau giữa các vụ nên sản lƣợng mỗi loại không quá lớn, tránh tình trạng tồn đọng.

Các loại rau an toàn mà ngƣời nông dân thành phố sản xuất chiếm phần lớn là rau ngắn ngày vì các loại rau này dễ trồng, thời gian canh tác ngắn, lợi nhuận khá cao và đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.

Bảng 4.1: Thông tin một số loại rau an toàn ở khóm 6, phƣờng 4

Loại rau Thời gian trồng

(ngày) Diện tích trồng (m2) Sản lƣợng (kg) Rau muống 25 500 3.525 Cải ngọt 23 700 3.925 Cải xanh 25 500 2.325 Xà lách 25 2.340 49.125 Rau thơm 25 100 1.000 Bắp cải 30 500 10.000 Đậu que 30 150 2.400 Cà phổi 30 200 5.460 Đậu bắp 30 100 300

Đối với các loại rau trồng quanh năm, nhất là rau ăn lá ngắn ngày nhƣ rau muống, rau thơm, xà lách, cải xanh, cải ngọt,… một năm có thể trồng 8 vụ, mỗi vụ nông dân thƣờng trồng xen kẽ các loại rau khác nhau nên cũng đảm bảo đƣợc lợi nhuận.

Còn đối với các loại rau ăn củ, ăn lá dài ngày nhƣ bắp cải, đậu bắp, cà phổi,… thì ít vụ trong năm hơn và năng suất, sản lƣợng, lợi nhuận thu đƣợc trong năm cũng thấp hơn rau ngắn ngày. Một số vùng do đặc điểm đất đai hay thói quen, ngƣời nông dân chỉ trồng rau trong nửa năm, nửa năm còn lại, trồng lúa hoặc để hoang. Tuy nhiên số này khá ít vì không chuyên.

Nội dung sau đây sẽ trình bày hai hình thức phân phối rau an toàn phổ biến của nông dân ở khóm 6, phƣờng 4.

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Hình 4.1 Kênh phân phối rau an toàn gián tiếp của nông dân

Theo sơ đồ phân phối rau an toàn gián tiếp của nông dân trong tổ hợp tác sản xuất ở khóm 6, phƣờng 4 ta thấy rằng, đối tƣợng bán rau của nông dân gồm thƣơng lái, bán sỉ và bán lẻ. Tuy nhiên, có tới 92,3% nông dân bán rau cho thƣơng lái; chỉ có 7,7% nông dân bán cho bán sỉ và bán lẻ. Lý do nông dân chỉ bán cho thƣơng lái là vì thƣơng lái đến tận nơi để thu gom, bán với số lƣợng lớn và một phần là do mối quen biết; ít bán cho hai đối tƣợng còn lại vì không có điều kiện nhƣ không có mối bán, không có ngƣời đến thu mua hoặc không có ngƣời mang ra chợ để giao hàng.

Cũng nhƣ những địa phƣơng kinh doanh rau an toàn với quy mô nhỏ lẻ nhƣ Cà Mau, Bạc Liêu thì đối với Sóc Trăng phần lớn vấn đề tiêu thụ rau an toàn cũng bị vƣớng ngay ở khâu phân phối, phụ thuộc nặng vào thƣơng lái, do đó làm cho rau của mình mất tính cạnh tranh khi đƣa ra thị trƣờng, khiến ngƣời tiêu dùng còn e ngại vì giá cao. Thông thƣờng rau an toàn của nông dân đƣợc bán ra thị trƣờng với giá cao hơn giá rau thƣờng 1.000 - 2.000 đồng/kg nếu qua trung gian thƣơng lái nhƣ thế này.

Bán sỉ

Thƣơng lái Bán lẻ

7,7% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta nhận thấy rằng việc tiêu thụ qua kênh gián tiếp với nhiều trung gian nhƣ thế có nhiều nhƣợc điểm. Và hiện nay thì nông dân ở khóm 6, phƣờng 4 đã khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm này, hầu hết nông dân đều mang rau ra sạp rau an toàn ngoài chợ để tiêu thụ. Sẽ có nhiều lợi ích khi tự mang rau ra chợ bán nhƣ giảm chi phí trung gian, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, nắm đƣợc thông tin giá cả và thị trƣờng. Theo cách thức phân phối này, nông dân ở khóm 6, phƣờng 4 sẽ bán đƣợc rau an toàn với giá cao hơn rau thƣờng khoảng 3.000 đồng/kg. Hình thức phân phối rau an toàn trực tiếp với nhiều ƣu điểm hơn đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Nguồn: Kết qủa khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Hình 4.2 Kênh phân phối rau an toàn trực tiếp của nông dân

Thuận lợi và khó khăn

Trong quá trình canh tác và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, nông dân tại khóm 6, phƣờng 4 có những thuận lợi và khó khăn nhƣ sau:

Bảng 4.2: Những thuận lợi và khó khăn của nông dân

Thuận lợi Khó khăn

- Về mặt sản xuất: giống rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc; nguồn nƣớc thuận tiện, điều kiện đất đai tốt, thời tiết ổn định; đƣợc cán bộ địa phƣơng hỗ trợ kỹ thuật

- Về mặt tiêu thụ: dễ bán, có mối quen, dễ vận chuyển

- Trong sản xuất: tình hình sâu bệnh hại còn khá phức tạp; tháng 5, 6 thƣờng bị nƣớc mặn xâm nhập - Kinh nghiệm trồng rau an toàn còn

thấp, chủ yếu ảnh hƣởng lối canh tác truyền thống

- Thiếu vốn sản xuất, thiếu đất mở rộng diện tích sản xuất

- Đầu ra và giá cả không ổn định, biến động theo mùa vụ

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Bảng kết quả điều tra những thuận lợi và khó khăn chủ yếu theo ý kiến của các hộ nông dân đƣợc cụ thể trong hình 4.3 và 4.4 phía dƣới.

Biểu đồ thuận lợi của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chỉ ra rằng, các yếu tố tự nhiên nhƣ đất, nƣớc, thời tiết đƣợc xem là có nhiều thuận lợi nhất (54%). Bởi vì vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế về tự nhiên để trồng nhiều loại nông sản khác nhau, đặc biệt là rau vốn dễ trồng, dễ chăm sóc, và đây cũng là yếu tố đƣợc nông dân đánh giá là một trong những thuận

lợi lớn với 23,1%. Bên cạnh đó, với đặc điểm có nhiều mối mua bán quen cộng thêm sản lƣợng không quá lớn nên rau an toàn dễ bán (38,5%).

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Hình 4.3 Thuận lợi của nông dân trồng rau an toàn

Tuy có nhiều thuận lợi nhƣng ngƣời trồng rau cũng gặp không ít khó khăn nhƣ: cây trồng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và địa phƣơng thƣờng bị nƣớc mặn xâm nhập vào tháng 5, 6 làm ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng rau (38,5% ý kiến); tuy rau dễ bán nhƣng lại không ổn định và giá cả cũng không ổn định tùy thuộc vào mùa vụ trong năm (31% ý kiến); tình hình sâu bệnh và thực trạng thiếu vốn để sản xuất cũng là hai khó khăn chung của nông dân trồng rau an toàn trên địa bàn, đều có 15,4% ý kiến.

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

4.2.2 Thƣơng lái

Đối tƣợng mua: Theo khảo sát thì tất cả thƣơng lái đều mua rau trực tiếp từ nông dân, thƣờng thu mua quanh năm, trên cùng khu vực và thu mua theo trọng lƣợng. Ngƣời nông dân sẽ thông báo thời gian cho thƣơng lái đến nhà thu mua, vì đây là những mối mua bán quen. Hình thức thanh toán là trả tiền mặt một lần và cũng có lúc thanh toán sau khi tiêu thụ xong sản phẩm. Những loại rau mua phổ biến nhƣ rau cải, dƣa leo, rau thơm, đậu que, húng cây, cà phổi,… với yêu cầu là phải sạch đẹp, xanh tốt, không sâu bệnh v.v. Đa phần đối tƣợng này không tham gia vay vốn trong quá trình hoạt động.

Đối tƣợng bán: Thƣơng lái bán rau an toàn mà họ mua từ nông dân cho bán sỉ và lẻ ngoài chợ; giá cả phụ thuộc vào biến động của thị trƣờng; hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Dƣới đây là sơ đồ phân phối cụ thể:

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Hình 4.5 Kênh phân phối rau an toàn của thƣơng lái

Thuận lợi và khó khăn

Với vai trò là ngƣời thu gom trong kênh phân phối tiêu thụ rau an toàn, đối tƣợng thƣơng lái cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định khi hoạt động. Bảng sau đây thể hiện hai mặt thuận lợi và khó khăn của thƣơng lái: Bảng 4.3: Thuận lợi và khó khăn của thƣơng lái

Thuận lợi Khó khăn

- Nhu cầu tiêu dùng RAT của ngƣời dân cao: cung đôi khi không đủ cầu - Dễ mua và dễ bán: do có nguồn thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mua cố định và có mối quen biết - Mang lại thu nhập khá ổn định

- Tận dụng lao động gia đình, không cần tốn thêm chi phí thuê lao động

- Do có sự cạnh tranh cao nên không lời nhiều

- Mở rộng hoạt động kinh doanh: thiếu vốn và lao động để thu mua, vận chuyển

- Nguồn cung không ổn định: phụ thuộc mùa vụ

- Sức mua bán phụ thuộc mùa vụ Thƣơng lái

Bán lẻ Nông dân

Những thuận lợi và khó khăn của đối tƣợng này đƣợc chi tiết qua hai biểu đồ nhƣ dƣới đây:

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Hình 4.6 Thuận lợi của thƣơng lái

Thƣơng lái kinh doanh rau màu với số lƣợng lớn nên thông thƣờng để đảm bảo đầu ra họ sẽ tìm thị trƣờng tiêu thụ trƣớc rồi mới tiến hành thu mua của nông dân. Do đó, thuận lợi của họ là có mối quen biết khá rộng rãi, cố định để làm ăn lâu dài kể cả ngƣời cung ứng và khách hàng của họ (60%). Với hoạt động kinh doanh hiện tại mang lại thu nhập tƣơng đối cho gia đình (10%). Ngoài ra, có thể tận dụng lao động gia đình thực hiện việc thu gom, vận chuyển nên nhờ vậy không tốn chi phí thuê lao động. Theo một số thƣơng lái, hiện nay nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của ngƣời dân có xu hƣớng tăng, vì đôi khi không đủ rau để cung cấp (10%), đây là biểu hiện khả quan của thị trƣờng rau an toàn tại thành phố Sóc Trăng.

Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013

Rau thuộc loại hàng nông sản có tính chất mùa vụ, do đó không thể tránh khỏi tình trạng sản lƣợng cũng luôn biến động theo mùa vụ. Đây cũng là khó khăn lớn nhất trong khâu thu mua rau an toàn của thƣơng lái (60%) và do nguồn cung trong địa phƣơng tuy có nhƣng chỉ với số lƣợng ít nên không đủ cung cấp. Thiếu vốn cũng là một khó khăn lớn của thƣơng lái để mở rộng hoạt động (40%); mặc dù tận dụng lao động gia đình để đi thu mua nhƣng muốn mở rộng kinh doanh thì thiếu lao động (30%).

4.2.3 Nhà bán sỉ

Ngƣời bán sỉ buôn bán quanh năm, có nhiều năm kinh nghiệm trong buôn bán, chủ yếu thuê chỗ bán trong chợ và thuê thêm từ 1 - 6 lao động mỗi ngày để phụ bán, bốc vác, vận chuyển. Rau màu đƣợc bán với số lƣợng lớn, giá biến động tuỳ thuộc vào khối lƣợng hàng bán và phƣơng thức thanh toán.

Họ mua bán theo kinh nghiệm, rau đƣợc mua theo trọng lƣợng, mua bán theo hình thức thỏa thuận tự do, không theo hợp đồng và thanh toán bằng tiền mặt 1 hoặc 2 lần. Loại rau mà họ thƣờng thu mua rất đa dạng: rau thơm, cải ngọt, cải xanh, xà lách, dƣa leo, đậu que v.v. Tiêu chuẩn khi mua là yêu cầu rau phải sạch, đẹp, không sâu bệnh, xanh tốt; đảm bảo thời gian cách ly phân thuốc hợp lý; đƣợc phân loại và nhiều kích cỡ.

Trong quá trình kinh doanh ngƣời bán sỉ đƣợc sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý thị trƣờng: nhắc nhở vệ sinh, trật tự, giải quyết các cạnh tranh xung đột; ngoài ra đƣợc sự hỗ trợ của cán bộ địa phƣơng trong hành nghề. Một số có vay vốn để trang trải chi phí mua rau màu, với số tiền vay thấp nhất là 2 triệu đồng và nhiều nhất là 50 triệu đồng, nguồn vay của họ khá đa dạng: từ ngƣời thân, vay tƣ nhân, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng thƣơng mại.

Qua điều tra, có 25% đối tƣợng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, với hình thức thu mua rau nhiều hơn trong ngày từ 100 - 300 kg để bán; 33% nói rằng sẽ mở rộng nếu thị trƣờng có dấu hiệu khả quan; có đến 42% không có dự định mở rộng hoạt động kinh doanh. Các đối tƣợng kinh doanh chủ yếu có quy mô nhỏ, bán cố định qua các mối quen biết nên với quy mô hiện tại sẽ đảm bảo đƣợc khả năng tiêu thụ, tức theo họ sức mua của thị trƣờng đã ổn định và đã đủ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình; bên cạnh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 60)