gia vào kênh phân phối
Theo các loại kênh phân phối rau an toàn thì gồm có 5 chủ thể tham gia vào kênh: nông dân, thƣơng lái, bán sỉ, bán lẻ và ngƣời tiêu dùng với những đặc điểm, vai trò và những thuận lợi, khó khăn khác nhau.
Trong phần này chủ yếu nghiên cứu về 2 chủ thể gắn liền với thị trƣờng RAT đó là ngƣời sản xuất - nông dân và ngƣời tiêu dùng. Bởi vì ở 2 đối tƣợng này các yếu tố ảnh hƣởng tƣơng đối rõ ràng và nổi bật hơn, do đó sự nghiên cứu cũng sẽ dễ dàng và cụ thể hơn. Nông dân là ngƣời trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất, vì thế sẽ chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố từ điều kiện tự nhiên, yêu cầu kỹ thuật, các quy định an toàn, biến động của cung cầu, giá cả thị trƣờng, các chính sách của nhà nƣớc, địa phƣơng v.v. Ngƣời tiêu dùng là đối tƣợng cuối cùng sử dụng sản phẩm, đó là nơi sản phẩm đƣợc đánh giá về chất lƣợng chính xác nhất, đồng thời họ cũng là “thƣợng đế” có quyền quyết định sẽ sử dụng mặt hàng nào trong rất nhiều chủng loại của một hàng hóa. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng nhƣ về thói quen, hành vi tiêu dùng, những ảnh hƣởng và điều quan tâm khi lựa chọn rau xanh tiêu dùng, sẽ là cơ sở để đƣa ra sự điều chỉnh hay biện pháp cung ứng, trƣng bày, bố trí địa điểm hợp lý; đáp ứng về mặt chất lƣợng, giá cả sao cho phù hợp để thúc đẩy cầu, từ đó phát triển thị trƣờng rau an toàn TPST.
Đối với 3 đối tƣợng còn lại là thƣơng lái, bán sỉ và bán lẻ thì ở nội dung trƣớc cũng đã trình bày khá chi tiết về đặc điểm và tình hình mua bán của họ. Do đây là những đối tƣợng trung gian với chức năng thu mua và thƣơng mại nên các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động mua bán sẽ không cụ thể mà chủ yếu chịu sự chi phối chung của thị trƣờng, các chính sách, luật lệ buôn bán. Mặt khác, riêng địa bàn TPST chƣa hình thành những kênh phân phối qua các trung gian một cách cụ thể, rau chỉ mới đƣợc bán chính thức ở chợ nên chủ yếu các đối tƣợng này là không cố định ở những thời điểm mua bán khác nhau. Sau đây là nội dung phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của các đối tƣợng trong kênh phân phối rau an toàn tại TPST.
4.3.1 Hộ nông dân
Theo kết quả điều tra thì chủ hộ nông dân có độ tuổi bình quân cao, khoảng 49 tuổi. Do đã gắn bó lâu năm với ruộng vƣờn nên số năm kinh nghiệm trồng rau màu nói chung là nhiều năm, trung bình 21 năm; trong đó, vì mô hình rau an toàn mới đƣợc triển khai trong những năm gần đây nên kinh nghiệm trồng rau an toàn cao nhất của các chủ hộ là 2 năm. Về trình độ học vấn, không có đối tƣợng mù chữ, trình độ từ cấp 1 trở lên với 46,1% nông dân học đến cấp 1. Còn về dân tộc, các chủ hộ đƣợc khảo sát có thành phần dân tộc đa dạng gồm kinh, hoa, khmer; trong đó ngƣời khmer chiếm đa số (46,1%). Hiện tại họ canh tác rau an toàn với diện tích lớn, nhỏ khác nhau. Bảng 4.8: Đặc điểm chủ hộ trồng rau an toàn
Chỉ tiêu Đặc điểm Trung bình Số lƣợng (n=13) Tỷ lệ (%)
Tuổi 49 Kinh nghiệm 21 Học vấn Cấp 1 6 46,1 Cấp 2 4 30,8 Cấp 3 3 23,1 Dân tộc Khmer 6 46,1 Kinh 5 38,5 Hoa 2 15,4
Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013
Các chính sách ảnh hƣởng đến hộ nông dân sản xuất rau an toàn
Nông dân thƣờng chịu ảnh hƣởng từ các chính sách quy hoạch, phát triển của nhà nƣớc, địa phƣơng và chính sách tín dụng từ phía các ngân hàng chính sách, phát triển nông thôn. Riêng địa bàn TPST, nông dân trồng rau an toàn thƣờng chịu sự ảnh hƣởng của những chính sách nào, nội dung sau đây sẽ
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của các chính sách đến nông dân
Chính sách Tần số Tỷ lệ (%)
Chính sách về chất lƣợng 1 10
Chính sách về môi trƣờng 4 40
Chính sách về vốn 5 50
Nguồn: Kết quả khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013
Qua kết quả phân tích cho thấy, nông dân trồng rau chịu nhiều ảnh hƣởng từ các chính sách của nhà nƣớc. Trong đó, ngƣời nông dân chịu ảnh hƣởng nhiều nhất là chính sách về vốn (50%), dù nông dân chỉ sản xuất nhỏ lẻ không cần nhiều vốn nhƣng khi đƣợc hỏi thì đa số cho biết họ chƣa đƣợc hỗ trợ vay vốn; chính sách về chất lƣợng có ảnh hƣởng tƣơng đối thấp (10%) do ngƣời dân trồng chỉ bán trong nội địa cho ngƣời tiêu dùng; ngoài ra, ngƣời trồng rau còn chịu ảnh hƣởng nhiều từ chính sách môi trƣờng (40%), do đây là nội ô thành phố nên vấn đề môi trƣờng đƣợc quan tâm.
Phần tiếp theo trong nội dung này sẽ nghiên cứu sự khác biệt về việc mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn cũng nhƣ tăng sản lƣợng sản xuất của hộ nông dân đƣợc hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật trồng rau và đƣợc vay vốn.
Bảng 4.10: Sự khác biệt của nông dân đƣợc hỗ trợ và vay vốn về mở rộng sản xuất rau an toàn
Nông dân Trung bình Sig
Đƣợc hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật 1,58 0,453 Không đƣợc hỗ trợ, tập huấn 2,00 Có vay vốn 2,00 0,016 Không có vay vốn 1,55
Nguồn: Khảo sát thành phố Sóc Trăng, 2013
Căn cứ vào kết quả kiểm định từ bảng cho thấy, việc đƣợc hỗ trợ xây dựng kho chứa, nhà vệ sinh và tập huấn kỹ thuật không ảnh hƣởng nhiều đến quyết định mở rộng sản xuất của nông dân. Vì muốn mở rộng sản xuất phần lớn phụ thuộc vào diện tích đất mà nông dân đang có và nguồn vốn của họ; đồng thời, việc không đƣợc hỗ trợ và tập huấn trong quá trình trồng rau có lẽ do những hộ này chƣa nắm đƣợc thông tin từ phía địa phƣơng. Sự thật thì nguồn cung rau an toàn trên địa bàn còn thiếu hụt so với cầu, vì thế nông dân sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Nhóm đối tƣợng thứ 2, nhóm nông dân có vay vốn và không vay vốn trong quá trình canh tác. Đối với nông dân TPST, đối tƣợng có vay vốn để sản
xuất và không vay vốn có sự khác biệt về ý định mở rộng diện tích và sản lƣợng sản xuất rau an toàn, tại mức ý nghĩa 5%. Ở nội dung trƣớc, thiếu vốn sản xuất là một trong những khó khăn của nông dân trồng rau, vì vậy với hộ nông dân có ý định mở rộng hoạt động sản xuất khi đƣợc vay vốn sẽ có nhiều cơ hội hay khả năng mở rộng hơn đối tƣợng còn lại. Từ kết luận này có thể xác định khía cạnh về vốn là yếu tố ảnh hƣởng cần lƣu ý, đây là cơ sở để có biện pháp hỗ trợ, giải quyết nguồn vốn cho nông dân.