Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Sóc Trăng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 32)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km và cách Cần Thơ 62 km. Tổng diện tích tự nhiên là 3.311,76 km2 (xấp xỉ 8,3% diện tích khu vực ĐBSCL), đƣờng bờ biển dài 72 km và có 3 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Về địa giới hành chính, ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Sóc Trăng gồm 9 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố.

Đi qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng có Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 60, Quốc Lộ Nam sông Hậu, tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp. Đây là các tuyến giao thông huyết mạch nối liền Sóc Trăng với các tỉnh, thành phố ĐBSCL.

Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2010

Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ ĐBSCL, vùng cung cấp sản lƣợng lƣơng thực quan trọng của cả nƣớc, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nƣớc.

Nhờ có lợi thế về địa lý, điều kiện thổ nhƣỡng và nguồn nƣớc đã cho ph p Sóc Trăng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, độ ẩm trung bình là 83%. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc; cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp; các loại rau màu nhƣ hành, tỏi và các loại cây ăn trái nhƣ bƣởi, xoài, sầu riêng v.v. Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 84%, đất lâm nghiệp 4,4%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 11,6%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 160.910 ha sử dụng cho canh tác lúa, 18.319 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.911 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Đồng thời, nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam Bộ, vùng có nhiều trữ lƣợng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.

Ngoài ra, Sóc Trăng có hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo sự thuận lợi về giao thông thủy bộ. Thông qua hệ thống này từ Sóc Trăng có thể đi đến các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL và giao thƣơng khắp vùng Nam bộ, Lào và Campuchia. Đặc biệt với 72 km bờ biển và 3 cửa sông lớn, Sóc Trăng có điều kiện trong giao lƣu quốc tế và phát triển kinh tế biển. Cảng biển Trần Đề và cảng tổng hợp Đại Ngãi thuộc hệ thống cảng biển quốc gia, đây là hệ thống cảng tiếp nhận hàng hóa chính của tỉnh đang kêu gọi đầu tƣ.

Dù còn hạn chế về điều kiện tự nhiên nhƣ thiếu nƣớc ngọt, bị xâm nhập mặn trong mùa khô và một số khu vực bị nhiễm phèn, nhƣng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngƣ nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

3.1.2 Điều kiện kinh tế

Trong bối cảnh khó khăn chung, tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 9,72%, cao hơn so với cùng kỳ (9 tháng đầu năm 2012 là 7,75%); trong đó, khu vực I tăng 9,20%, khu vực II tăng 7,34% và khu vực III tăng 11,72%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt 20,82 triệu USD (giảm 55% so với cùng kỳ) và hiện lãi suất cho vay ở lĩnh

Đặc biệt về nông nghiệp, Sóc Trăng đã đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp nông thôn toàn diện theo hƣớng hiện đại. Trong 6 năm (2008 - 2013) Sóc Trăng đã tập trung thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất; triển khai nhiều chƣơng trình, dự án thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hƣớng ổn định; đầu tƣ xây dựng hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; chỉ đạo cơ cấu lại mùa vụ, đẩy mạnh các biện pháp nâng cao năng suất, chất lƣợng hàng hóa nông sản, giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng, điển hình là:

+ Về tăng trƣởng kinh tế, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp đạt mức tăng trƣởng 2,37%/năm; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm dần khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp (khu vực I) và tăng khu vực dịch vụ (khu vực III).

+ Sản xuất nông nghiệp, tiếp tục phát triển khá toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Diện tích trồng lúa năm 2013 là 370.773 ha, tăng 15% so với năm 2008; năng suất bình quân 6,4 tấn/ha, sản lƣợng đạt trên 2,24 triệu tấn, tăng 28,28%; diện tích trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày 62.000 ha, tăng 17,42% so với 2008; diện tích cây ăn trái đạt 27.400 ha, tăng 9,6%.

+ Bên cạnh đó, Sóc Trăng xác định khâu then chốt trong tái cơ cấu ngành kinh tế là lĩnh vực nông nghiệp. Mục tiêu chính là ổn định sản lƣợng lúa trên 2 triệu tấn/năm từ nay đến năm 2020; xúc tiến các đề án khuyến khích các loại hình sản xuất kh p kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, tái cơ cấu kinh tế của tỉnh chú trọng tăng thu nhập bền vững cho nông dân. Và trong bối cảnh cơ giới hóa nông nghiệp phát triển mạnh, một lƣợng lao động nông nghiệp khu vực nông thôn đang dôi dƣ, cần đào tạo dạy nghề hiệu quả, gắn với các địa chỉ việc làm cụ thể.

Phát huy những thành quả đạt đƣợc trong thời gian qua, mục tiêu của Sóc Trăng đến năm 2020 là phát huy mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh theo hƣớng bền vững; tập trung phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao; bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của tỉnh; tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2013 của Sóc Trăng vẫn còn một số hạn chế nhƣ: tình hình tiêu thụ lúa và các loại nông sản khác còn bấp bênh, ảnh hƣởng đến đời sống nông dân; dịch bệnh trong chăn nuôi tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao; tình hình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; chỉ số giá tiêu dùng tuy tăng thấp nhƣng chủ yếu tăng ở các mặt hàng thiết yếu, sức mua trong dân giảm v.v.

3.1.3 Điều kiện xã hội

Sóc Trăng là một trong những tỉnh còn nghèo và là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất vùng ĐBSCL. Dân số trên 1,3 triệu ngƣời, dân tộc Khmer chiếm 30,79%; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khá cao 20,1%, với 62.682 hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer là 31,31%, với 29.274 hộ.Với điều kiện và đặc điểm tình hình khó khăn, Sóc Trăng luôn quan tâm, chú trọng đến các chính sách xã hội và phát triển kinh tế cùng với việc khai thác tối đa thế mạnh trong các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Với những việc làm thiết thực và mang lại hiệu quả trong thời gian qua, cụ thể là:

Công tác dân tộc và chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer đƣợc các cấp, các ngành của tỉnh tập trung thực hiện, mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm. Điển hình là, triển khai các chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, xây dựng hơn 76.550 căn nhà; đầu tƣ đƣờng giao thông nông thôn, công trình cầu, cống và nhiều công trình hạ tầng khác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nghề trên 22.000 lƣợt ngƣời, hỗ trợ đất sản xuất cho 2.225 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, mua nông cụ sản xuất cho 36.559 hộ. Góp phần làm giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo từ 42,92% năm 2011 xuống còn 31,3% năm 2012 (Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2013).

Tổ chức các phiên chợ và bán hàng lƣu động: Uỷ ban tỉnh phối hợp với siêu thị Co.opmart Sóc Trăng tổ chức 26 chuyến bán hàng lƣu động tại các xã, thị trấn, khu công nghiệp An Nghiệp và 2 phiên chợ đƣa hàng Việt về nông thôn tại thị trấn Đại Ngãi và thị xã Vĩnh Châu, với sự tham gia của 80 lƣợt doanh nghiệp thuộc CLB hàng Việt Nam chất lƣợng cao. Đón gần 22.465 lƣợt ngƣời tiêu dùng đến tham quan và mua sắm, doanh thu đạt 1,855 tỷ đồng. Đây là việc làm đƣợc đánh giá cao và rất thiết thực, tiện lợi cho ngƣời dân trong việc mua hàng hóa chất lƣợng, an toàn và an tâm khi sử dụng, giảm chi phí đi lại của bà con nông thôn. Có hiệu quả về kinh tế, xã hội, góp phần tiết kiệm chi phí cho công nhân và nông dân hiện đang còn nhiều khó khăn.

Đặc biệt, cách làm có hiệu quả của Sóc Trăng gần đây là lựa chọn các xã điểm, xã nông thôn mới để chỉ đạo triển khai điểm. Chọn các mô hình điểm nhƣ nuôi tôm sú, sản xuất lúa giống, lúa thơm, kỹ thuật trồng màu, nuôi lợn, vịt, gà, điện dân dụng, đan đát,... để chỉ đạo điểm; xây dựng lồng gh p đề án 1956 vào kế hoạch dạy nghề chung của tỉnh; gắn nhu cầu học nghề của ngƣời

lao động (LĐ) với giải quyết việc làm sau học nghề. Số lao động có việc làm sau học nghề đạt hơn 70%, cuộc sống của đồng bào Khmer đƣợc cải thiện.

Bên cạnh đó, Sóc Trăng là tỉnh có cơ cấu dân số vàng (số ngƣời lao động nhiều hơn số ngƣời phụ thuộc). Với 822.000 ngƣời ở độ tuổi lao động trong hơn 1,3 triệu ngƣời, chiếm 63,19% dân số, do đó đây vừa là cơ hội nhƣng cũng vừa là thách thức cho tỉnh vì:

- Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề còn thấp, giá trị ngày công không cao. - Không phải tất cả những ngƣời ở tuổi lao động đều có việc làm ổn định (số có việc làm 675.975 ngƣời, chiếm 82%).

- Cơ giới hóa nông nghiệp đang phát triển nhanh, khiến lao động ở nông thôn bị dôi dƣ, phải chuyển nghề.

- Mật độ dân cƣ lên các đô thị gia tăng, điều này tạo áp lực cho tỉnh phải tăng cƣờng hoạt động.

Chính vì thế, để giúp nâng cao giá trị của lao động, vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu là phải nhanh chóng xây dựng chiến lƣợc đào tạo về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Từ đó, tỉnh tập trung vào công tác đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.

Hiện nay, trong tỉnh Sóc Trăng mỗi huyện đều có Trung tâm Dạy nghề. Sau đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, toàn tỉnh đã tổ chức đƣợc 1.013 lớp dạy nghề cho gần 30.000 lao động. Theo kế hoạch dạy nghề, năm 2013 tỉnh Sóc Trăng sẽ đào tạo và bồi dƣỡng nghề cho 25.000 lao động nhằm nâng cao chất lƣợng và kỹ năng nghề cho lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

3.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở ĐBSCL và trên cả nƣớc 3.2.1 Thực trạng sản xuất 3.2.1 Thực trạng sản xuất

Địa hình Việt Nam khá đa dạng, nhiều sông ngòi cùng với việc chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng. Tiếp tục khai thác những lợi thế này, tình hình sản xuất rau quả đang ngày càng phát triển, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Song song đó, sản xuất rau an toàn vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu và định hƣớng của sản xuất rau cả nƣớc. Rau an toàn là cây trồng mang lại thu nhập khá cao cho ngƣời nông dân, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, đƣợc nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc khuyến khích sản xuất.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích trồng rau cả nƣớc đến cuối năm 2012 đạt 823.728 ha, năng suất 17 tấn/ha, sản lƣợng khoảng 14 triệu tấn. Trong đó, diện tích rau tại khu vực miền Nam đạt 466.177 ha, năng suất 17,8 tấn/ha, sản lƣợng 8,3 triệu tấn; diện tích rau tại miền Bắc đạt 357.551 ha, năng suất 16 tấn/ha, sản lƣợng 5,7 triệu tấn. Cụ thể diện tích trồng rau màu của cả nƣớc phân theo từng vùng trong năm 2011 và 2012 đƣợc thống kê ở bảng sau: Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng rau năm 2011 - 2012 ở các tỉnh

ĐVT: ha

Khu vực Năm 2011 Năm 2012

Cả nƣớc 794.243 823.728 Miền Bắc 302.808 357.551 Đồng bằng sông Hồng 127.808 159.769 Đông Bắc 90.293 94167 Tây Bắc 21.897 9.161 Bắc Trung Bộ 84.667 94.454 Miền Nam 491.435 466.177

Duyên hải Nam Trung Bộ 62.651 64.809

Tây Nguyên 123.859 87.361

Đông Nam Bộ 83.105 67.768

Đồng bằng sông Cửu long 221.819 246.240

Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2012

Diện tích sản xuất rau màu của 2 miền đều tăng qua 2 năm 2011 - 2012 và Miền Nam có diện tích trồng rau màu nhiều hơn miền Bắc. Trong đó, miền Bắc với diện tích 357.551 ha năm 2012, tăng 54.743 ha. ĐBSH là khu vực có diện tích canh tác ngành hàng rau nhiều nhất với 159.769 ha năm 2012, tƣơng ứng tăng 31.961 ha và khu vực có diện tích sản xuất ít nhất miền Bắc là Tây Bắc, có diện tích 9.161 ha, giảm 12.736 ha. Còn ở miền Nam, ĐBSCL là vùng có diện tích sản xuất rau lớn nhất và lớn nhất cả nƣớc có 246.240 ha năm 2012, tăng 24.421 ha so với 2011. Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích canh tác rau thấp nhất miền Nam với 64.809 ha năm 2012, tăng 2.158 ha.

Cho đến nay, cả nƣớc có gần 16.800 ha sản xuất rau theo hƣớng an toàn, nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn nhƣng chƣa đƣợc chứng nhận. Đồng thời, tính đến 9/2012, diện tích rau an toàn đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP là 491 ha. Trong đó có nhiều HTX sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP nhƣ: HTX Thỏ Việt, HTX Nông nghiệp sản xuất Phƣớc An, HTX Nông nghiệp dịch vụ Ngã Ba Giòng, HTX sản xuất rau an toàn Nhuận Đức (TPHCM), HTX Dịch vụ Nông nghiệp Anh Đào, Công ty

Cổ phần thực phẩm sạch Núi Xanh (Lâm Đồng) v.v. Nhiều mô hình sản xuất rau hiện nay đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng/ha/năm và thậm chí có nơi đạt tới 700 - 800 triệu đồng.

Cũng trong năm 2012, Cục Trồng trọt thành lập 3 Đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm tại 22 tỉnh, TP: An Giang, Sóc Trăng, Bình Định, Gia Lai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang.

Trong xu hƣớng vì một môi trƣờng nông thôn trong sạch và sản phẩm RAT bền vững, với nhu cầu sản xuất sản phẩm có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm đƣợc sản xuất theo quy chuẩn phù hợp với nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, từng bƣớc vƣơn xa hơn trong việc đƣa sản phẩm RAT ra thị trƣờng thế giới. Trong năm 2013, tình hình sản xuất RAT trên cả nƣớc cũng nhƣ ĐBSCL đã có những chuyển biến đáng kể, diện tích trồng và quy hoạch RAT tiếp tục tăng lên ở các địa phƣơng, với nhiều mô hình và phƣơng pháp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường rau an toàn tại thành phố sóc trăng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)