Sóc Trăng là một trong những tỉnh còn nghèo và là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất vùng ĐBSCL. Dân số trên 1,3 triệu ngƣời, dân tộc Khmer chiếm 30,79%; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khá cao 20,1%, với 62.682 hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer là 31,31%, với 29.274 hộ.Với điều kiện và đặc điểm tình hình khó khăn, Sóc Trăng luôn quan tâm, chú trọng đến các chính sách xã hội và phát triển kinh tế cùng với việc khai thác tối đa thế mạnh trong các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Với những việc làm thiết thực và mang lại hiệu quả trong thời gian qua, cụ thể là:
Công tác dân tộc và chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer đƣợc các cấp, các ngành của tỉnh tập trung thực hiện, mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm. Điển hình là, triển khai các chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, xây dựng hơn 76.550 căn nhà; đầu tƣ đƣờng giao thông nông thôn, công trình cầu, cống và nhiều công trình hạ tầng khác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nghề trên 22.000 lƣợt ngƣời, hỗ trợ đất sản xuất cho 2.225 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, mua nông cụ sản xuất cho 36.559 hộ. Góp phần làm giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo từ 42,92% năm 2011 xuống còn 31,3% năm 2012 (Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2013).
Tổ chức các phiên chợ và bán hàng lƣu động: Uỷ ban tỉnh phối hợp với siêu thị Co.opmart Sóc Trăng tổ chức 26 chuyến bán hàng lƣu động tại các xã, thị trấn, khu công nghiệp An Nghiệp và 2 phiên chợ đƣa hàng Việt về nông thôn tại thị trấn Đại Ngãi và thị xã Vĩnh Châu, với sự tham gia của 80 lƣợt doanh nghiệp thuộc CLB hàng Việt Nam chất lƣợng cao. Đón gần 22.465 lƣợt ngƣời tiêu dùng đến tham quan và mua sắm, doanh thu đạt 1,855 tỷ đồng. Đây là việc làm đƣợc đánh giá cao và rất thiết thực, tiện lợi cho ngƣời dân trong việc mua hàng hóa chất lƣợng, an toàn và an tâm khi sử dụng, giảm chi phí đi lại của bà con nông thôn. Có hiệu quả về kinh tế, xã hội, góp phần tiết kiệm chi phí cho công nhân và nông dân hiện đang còn nhiều khó khăn.
Đặc biệt, cách làm có hiệu quả của Sóc Trăng gần đây là lựa chọn các xã điểm, xã nông thôn mới để chỉ đạo triển khai điểm. Chọn các mô hình điểm nhƣ nuôi tôm sú, sản xuất lúa giống, lúa thơm, kỹ thuật trồng màu, nuôi lợn, vịt, gà, điện dân dụng, đan đát,... để chỉ đạo điểm; xây dựng lồng gh p đề án 1956 vào kế hoạch dạy nghề chung của tỉnh; gắn nhu cầu học nghề của ngƣời
lao động (LĐ) với giải quyết việc làm sau học nghề. Số lao động có việc làm sau học nghề đạt hơn 70%, cuộc sống của đồng bào Khmer đƣợc cải thiện.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng là tỉnh có cơ cấu dân số vàng (số ngƣời lao động nhiều hơn số ngƣời phụ thuộc). Với 822.000 ngƣời ở độ tuổi lao động trong hơn 1,3 triệu ngƣời, chiếm 63,19% dân số, do đó đây vừa là cơ hội nhƣng cũng vừa là thách thức cho tỉnh vì:
- Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề còn thấp, giá trị ngày công không cao. - Không phải tất cả những ngƣời ở tuổi lao động đều có việc làm ổn định (số có việc làm 675.975 ngƣời, chiếm 82%).
- Cơ giới hóa nông nghiệp đang phát triển nhanh, khiến lao động ở nông thôn bị dôi dƣ, phải chuyển nghề.
- Mật độ dân cƣ lên các đô thị gia tăng, điều này tạo áp lực cho tỉnh phải tăng cƣờng hoạt động.
Chính vì thế, để giúp nâng cao giá trị của lao động, vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu là phải nhanh chóng xây dựng chiến lƣợc đào tạo về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Từ đó, tỉnh tập trung vào công tác đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
Hiện nay, trong tỉnh Sóc Trăng mỗi huyện đều có Trung tâm Dạy nghề. Sau đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, toàn tỉnh đã tổ chức đƣợc 1.013 lớp dạy nghề cho gần 30.000 lao động. Theo kế hoạch dạy nghề, năm 2013 tỉnh Sóc Trăng sẽ đào tạo và bồi dƣỡng nghề cho 25.000 lao động nhằm nâng cao chất lƣợng và kỹ năng nghề cho lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.