3.3.1 Thực trạng sản xuất
Sản xuất nông nghiệp Sóc Trăng tiếp tục phát triển khá toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Là tỉnh ven biển có nhiều vùng đất cát giồng nên Sóc Trăng có thể trồng màu ở nhiều địa bàn, diện tích sản xuất rau màu trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng hàng năm. Đến năm 2013, tổng diện tích sản xuất rau màu là 53.600 ha, tăng 15,67% so với năm 2010.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đã triển khai một số biện pháp phát triển rau màu thời gian qua nhƣ: quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn theo VietGAP của tỉnh, xây dựng đƣợc vùng sản xuất hành tím đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại Vĩnh Châu và vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thành phố Sóc Trăng.
Trƣớc đây, năm 2011, ngành nông nghiệp tỉnh đã chuyển giao cho nông dân các giải pháp kỹ thuật canh tác nhằm hƣớng tới sản xuất màu theo hƣớng an toàn trên cơ sở ứng dụng IPM, trong đó phủ bạt là giải pháp quan trọng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng chất lƣợng rau màu an toàn qua đó tăng hiệu quả cho ngƣời trồng màu. Mô hình trồng màu phủ bạt trên liếp rất phổ biến tại một số vùng chuyên canh rau màu nhƣ ở xã Đại Tâm, Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên hay xã Phú Mỹ, An Ninh, An Hiệp, Phú Tân huyện Châu Thành và một số địa phƣơng tại thị xã Vĩnh Châu, Thạnh Trị. Đặc biệt đối với mô hình trồng dƣa leo, hành tím, khổ qua, ớt mùa mƣa,… áp dụng phủ bạt gần nhƣ 100%.
màu tập trung, trong khi đó dự án sản xuất rau an toàn cũng đƣợc triển khai ở những vùng trọng điểm cây màu của tỉnh. Từ các dự án, các điểm trình diễn sản xuất rau màu an toàn đã tác động đến ý thức hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong canh tác của nhiều nông dân.
Và hiện nay, khi mà ngƣời tiêu dùng luôn rất quan tâm đến vấn đề VSATTP thì đầu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đã triển khai mô hình trồng rau an toàn tại khóm 6, phƣờng 4, TPST; nhằm giúp nông dân nâng cao đƣợc năng lực, ý thức hơn trong việc sản xuất rau an toàn để cạnh tranh trên thị trƣờng. Mô hình đƣợc triển khai vào tháng 2/2013, có 13 hộ tham gia, với diện tích hơn 2 ha. Trong đó chủng loại rau an toàn mà các hộ nông dân trồng khá đa dạng nhƣ cải bắp, rau muống, rau thơm, cải xanh, cải ngọt, xà lách,… bà con đƣợc Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ toàn bộ từ giống, phân bón đến thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, trong quá trình canh tác nông dân đƣợc phòng kinh tế thành phố Sóc Trăng hỗ trợ xây dựng kho chứa, nhà vệ sinh và cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong 13 hộ nông dân đƣợc khảo sát thì chỉ có 2 hộ có vay vốn để sản xuất rau an toàn, số tiền mỗi lần vay khoảng 10 triệu đồng, với mục đích trang trải chi phí mua giống, phân bón và thuốc BVTV. Nông dân thƣờng mua giống và phân bón ở các chợ và đại lí giống, phân bón của phƣờng.
Các hộ nông dân tham gia vào mô hình cho biết, “Sau 3 tháng đƣợc hƣớng dẫn tận tình theo cách cầm tay chỉ việc vừa lý thuyết vừa thực hành, bằng cách xây dựng mô hình trình diễn, họ đã tiếp thu đƣợc rất nhiều kiến thức mới nhƣ học đƣợc cách áp dụng phân hữu cơ vi sinh, an toàn cho ngƣời sản xuất và tiêu dùng”. “Làm rau sạch tuy vất vả hơn do phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc: bón phân cân đối và hợp lý, không sử dụng nông dƣợc ngoài danh mục cho ph p, thực hiện đúng thời gian cách ly thuốc BVTV v.v. Nhƣng cái mà bà con thu đƣợc lớn hơn, đó là sự tin tƣởng của ngƣời tiêu dùng”.
Thấy đƣợc những lợi ích của việc trồng rau an toàn mang lại, hiện nay nhiều bà con xung quanh cũng hƣởng ứng và làm theo mô hình. Theo ông Châu Kiên - Chủ tịch hội nông dân xã, hiệu quả từ trồng rau an toàn bƣớc đầu đã rõ nên xã đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, hình thành tổ hợp tác sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm chất lƣợng tốt, đảm bảo ATVSTP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tăng thu nhập cho nông dân. Sóc Trăng đang cùng với cả nƣớc hƣớng đến một nền nông nghiệp bền vững, nên việc nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân, để cung ứng ra thị trƣờng những thực phẩm hợp vệ sinh là những việc làm cần thiết.
Về trồng màu nói chung, đến nay nông dân phƣờng 3, 4, 5, 7, 9 và phƣờng 10 đã xuống giống thêm 40 ha rau màu các loại, nâng tổng diện tích màu vụ Đông Xuân toàn TPST đến nay lên gần 300 ha, nếu tính cả diện tích màu từ đầu năm thì bà con nông dân thành phố đã gieo trồng trên 900 ha. Do thời tiết không thuận lợi, nƣớc mặn xâm nhập sớm vào thời điểm đầu vụ nên rau màu thiếu nƣớc ngọt để tƣới, năng suất đạt không cao, nhƣng bù lại giá bán cao hơn năm trƣớc nên trồng màu có lãi từ 3 - 5 triệu đồng/công. Nhiều hộ trồng theo mô hình cuốn chiếu và trồng xen canh nên tránh đƣợc tình trạng dội chợ, lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Qua các lớp tập huấn thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều bà con nông dân đã vận dụng vào rẫy màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đảm bảo an toàn đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2013).
Song song đó, mô hình nông hộ mẫu sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP tại khóm 6, phƣờng 4 đƣợc Trạm BVTV thành phố xây dựng đầu năm đã thành công, nhằm tiến tới xây dựng vùng chuyên canh màu an toàn. Đồng thời, việc xây dựng nhà sơ chế rau quả đạt tiêu chuẩn do Hiệp hội Liên đoàn đô thị Canada hỗ trợ vừa hoàn thành vào tháng 10 vừa rồi. Tổ hợp tác sản xuất của 13 hộ nông dân đã thành lập, cùng học lớp tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm tại nhà sơ chế mới này.
Để nông nghiệp thành phố phát triển bền vững, thời gian tới Ủy ban nhân dân thành phố tập trung đầu tƣ hệ thống thủy lợi kh p kín, có chủ trƣơng khuyến khích bà con nông dân đƣa màu xuống ruộng ở những vùng đất không phù hợp với sản xuất lúa vụ 3, để sản xuất các loại màu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Các mô hình sản xuất hiệu quả
Nông dân Khmer làm giàu từ mô hình trồng màu
Đó là anh Lý Hƣờng ở ấp Sa Bâu (huyện Châu Thành, Sóc Trăng). Thu nhập bình quân một ngày từ rau màu của gia đình từ 700.000 - 2 triệu đồng. Khi mô hình trồng rau ở xã phát triển mạnh, tiêu thụ chậm, anh Hƣờng đã đi đến tận tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu để tìm đầu mối tiêu thụ. Và hơn 7 năm nay, một ngày anh cung cấp trên 200 kg rau muống và cù nèo cho mối ở Cà Mau. Năm 2011, anh đƣợc UBND tỉnh tặng bằng khen đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" cấp tỉnh. Hiện anh đang đầu tƣ 1.000 m2 phát triển mô hình trồng rau an toàn để cung cấp cho siêu thị và quầy rau an toàn tại Sóc Trăng (Citinews, 2013).
Mỹ Hương thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng
Xã Mỹ Hƣơng có hơn 60% hộ dân là ngƣời Khmer. Trƣớc đây, do bà con chỉ sản xuất độc canh cây lúa, lại thiếu vốn và kiến thức làm ăn nên đời sống gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 47,7%. Để giúp Mỹ Hƣơng thoát nghèo, đầu năm 2009 Sóc Trăng triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật và vốn ƣu đãi cho 60 hộ dân tộc Khmer nghèo, ở 2 ấp trồng rau màu sạch có màng phủ theo phƣơng pháp an toàn, trên diện tích 30 ha đất lúa đƣợc cải tạo. Ngay năm sau, mở rộng diện tích trồng chuyên canh lên 20 ha với các loại cây dƣa leo, su su, dƣa vàng không hạt, hành tím,… tại 8 ấp trong xã. Cùng với đó, 270 hộ nghèo đƣợc vay vốn để tham gia dự án trồng rau màu sạch tại ruộng và vƣờn của gia đình.
Theo ông Kiên Ninh, là hộ thâm canh rau xanh, màu sạch năng suất cao của xã cho biết, sau 7 tháng chăm sóc theo kỹ thuật mới, cả hai loại cây trồng cho thu nhập cao gấp 6, 7 lần so với trồng lúa. Dự kiến vụ hè thu này gia đình đƣợc lãi gần 100 triệu đồng. Còn chị Thanh Xính, ấp Nhâm Cốc thì trồng 1000 m2 su su, bắp cải, nhờ đƣợc mùa rau xanh gia đình chị tự trả nợ ngân hàng trƣớc kỳ hạn và trả lại sổ nghèo cho địa phƣơng.
Tuy thời gian chƣa đầy 4 năm nhƣng dự án hỗ trợ kỹ thuật, vốn ƣu đãi vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những mặt hàng rau xanh, màu sạch, an toàn của xã Mỹ Hƣơng đã có thƣơng hiệu, đƣợc khách hàng ở các thành phố lớn trong cả nƣớc tìm đến tận nơi sản xuất để tiêu thụ (VBSP News, 2013).
Khó khăn trong sản xuất
Sóc Trăng là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế và xã hội với ngƣời Khmer chiếm phần đông dân số, nhƣng lại là tỉnh có nhiều nổ lực để vƣơn lên bằng chính sự cần cù, ham học hỏi và biết khai thác những lợi thế sẵn có của vùng để đầu tƣ phát triển. Đặc biệt, cách làm có hiệu quả của Sóc Trăng gần đây là lựa chọn các xã điểm, xã nông thôn mới để chỉ đạo triển khai điểm. Và mô hình rau an toàn của tỉnh là một minh chứng cụ thể nhất, mô hình này đã giúp nông dân ổn định sản xuất, thu đƣợc lợi nhuận và góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng nói chung. Tuy nhiên, cũng nhƣ các địa phƣơng mới tham gia vào công tác sản xuất rau an toàn với quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì Sóc Trăng gặp không ít khó khăn trong khâu sản xuất.
- Nông dân sản xuất rau phần lớn theo tập quán canh tác cũ; diện tích manh mún nên nguồn sản phẩm nhỏ lẻ, không đảm bảo chất lƣợng.
- Giống rau chƣa đa dạng, nông dân còn thói quen tự để giống hoặc tự trao đổi nên chất lƣợng k m, tỷ lệ hao hụt cao.
- Trình độ sản xuất rau an toàn còn thấp. Chủ yếu đƣợc hỗ trợ kỹ thuật từ các lớp tập huấn trồng rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên cán bộ khuyến nông chuyên về rau chƣa nhiều.
- Việc sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thị trƣờng, chƣa có sự hỗ trợ cụ thể từ phía nhà nƣớc và chƣa có dự báo thị trƣờng cho ngƣời trồng rau.
- Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác rau màu nhƣ màng phủ nông nghiệp, nhà lƣới, sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học còn hạn chế. Từ đó năng suất, chất lƣợng rau đạt chƣa cao dẫn đến lợi nhuận và sản lƣợng chƣa đáp ứng tƣơng ứng với tiềm năng hiện có.
- Bên cạnh đó, vùng sản xuất rau có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi còn kém. Chƣa chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp của thời thiết, khí hậu nhƣ mƣa lớn k o dài, nắng hạn lâu ngày, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời trồng rau. Tình hình sâu bệnh diễn ra khá phổ biến; phụ thuộc vào thời tiết, thƣờng chịu sự xâm nhập của nƣớc mặn vào tháng 5, 6.
- Phần lớn nông dân thiếu vốn sản xuất lẫn thông tin thị trƣờng; thiếu đất để mở rộng diện tích canh tác. Về quản lý đất nông nghiệp, chính sách chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời để khuyến khích ngƣời sản xuất mở rộng hoặc xây dựng vùng nguyên liệu có quy mô diện tích lớn.
- Công tác quản lý, giám sát, chứng nhận sản xuất còn hạn chế, chƣa đƣợc tổ chức thành hệ thống và liên kết trên quy mô lớn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
3.3.2 Thực trạng tiêu thụ
Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc thì nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của ngƣời dân tại thành phố Sóc Trăng là thực có và ngày càng cao. Theo điều tra ngƣời tiêu dùng, khi đƣợc hỏi rằng trong thời gian tới có dự định sử dụng rau an toàn trong bữa ăn hằng ngày hay không thì có đến 88,5 % ngƣời tiêu dùng trả lời là có, bên cạnh đó họ cũng có một số đòi hỏi nhƣ chất lƣợng rau phải đảm bảo an toàn, ít phân thuốc để đảm bảo sức khỏe. Còn lại trả lời không vì chƣa biết nhƣ thế nào là rau an toàn và rau thƣờng thì dễ mua hơn, thuận tiện hơn do đƣợc bán rộng rãi.
Bên cạnh đó, vấn đề tiêu thụ rau an toàn tại TPST còn cồng kềnh ở khâu phân phối. Nông dân sản xuất chủ yếu bán cho thƣơng lái, đến vụ thu hoạch nông dân gọi thƣơng lái đến ruộng rau trực tiếp thu mua. Kết quả là qua nhiều trung gian mới đến tay ngƣời tiêu dùng, do đó chi phí trung gian tăng lên nhiều lần làm giá rau an toàn cao, khó cạnh tranh với các loại rau thông
không bán đƣợc trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng thì đối tƣợng mà họ mong muốn hƣớng đến là ngƣời bán lẻ hoặc bán sỉ. Tuy nhiên, qua khảo sát thì đa phần nông dân không bán cho hai đối tƣợng trên với lý do chính là không có ngƣời bán sỉ, bán lẻ đến thu mua hoặc không có nhân công mang ra chợ, nơi bán sỉ, bán lẻ để bán; ngoài ra thì do không có mối bán ngoài chợ.
Nhƣ vậy, đối tƣợng bán rau chính của nông dân là thƣơng lái, điều này cho thấy sự phụ thuộc nhiều vào thƣơng lái, đẩy chi phí trung gian tăng cao và khiến ngƣời sản xuất không chủ động đƣợc tình hình cung cầu, giá cả thị trƣờng so với việc mang ra chợ bán.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với những thành quả đáng mừng trong công tác sản xuất, vấn đề tiêu thụ rau an toàn thành phố hiện đã đƣợc cải thiện rất lớn với nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ có hiệu quả. TPST vừa hỗ trợ hai sạp bán rau an toàn tại chợ phƣờng 2, để tổ hợp tác rau sạch khóm 6, phƣờng 4 bán rau trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng và hiện tại có một sạp đang hoạt động. Ngƣời nông dân khóm 6 cho biết, sức tiêu thụ rau an toàn rất lớn, có thể bán đƣợc 200 - 300 kg/ngày và cung thì đang không đủ cầu.
Bên cạnh đó, phòng NN và PTNT huyện Mỹ Xuyên đã phối hợp với Công ty TNHH Phƣơng Đông Quả (Hậu Giang) tổ chức sản xuất rau theo quy trình an toàn sinh học, trong đó có xây dựng mối liên kết 4 nhà và bao tiêu sản phẩm. Sở NN và PTNT cũng đã có liên kết với doanh nghiệp thu mua hành tím Vĩnh Châu hỗ trợ chứng nhận GlobalGAP cho 103 ha hành tại Vĩnh Châu để xuất khẩu sang Indonesia.
Hơn thế nữa, Sở Công thƣơng đã có kế hoạch xây dựng chợ đầu mối cho các sản phẩm rau màu, cây ăn trái, đây sẽ là trung tâm giao dịch để đƣa các sản phẩm của địa phƣơng ra thị trƣờng. Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thƣơng mại sang Indonesia để trao đổi và bàn giải pháp hợp tác với các doanh nghiệp nhập khẩu hành tím tại Indonesia. Đồng thời, Siêu thị Co.opmart cũng cung cấp nhiều thông tin đáng mừng cho ngƣời trồng rau địa phƣơng, đó là trong năm 2014 Công ty sẽ xây dựng kho dự trữ tƣơi sống tại Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Hậu Giang, do đó sẽ triển khai thu mua các mặt hàng rau quả của địa phƣơng.
Thực tế thì rau an toàn TPST chỉ vừa mới đƣợc tiêu thụ tại chợ rau phƣờng 2 thông qua quầy rau an toàn riêng. Còn trƣớc đó, theo điều tra các chợ bán lẻ trong thành phố thì đa số ngƣời bán nói rằng, rau an toàn khó bán