Nhìn chung, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn có những bƣớc tiến đáng kể với nhiều mô hình mới, mang lại hiệu quả cao đƣợc áp dụng và nhân rộng; diện tích quy hoạch và sản xuất rau an toàn có chiều hƣớng tăng nhanh; công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất với những phƣơng pháp mới, giống cây mới, đa dạng; công tác liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ, tìm đầu ra cho rau an toàn với giá cả ổn định đƣợc chú trọng. Song, bối cảnh chung của thị trƣờng rau an toàn trên địa bàn cả nƣớc vẫn còn khá bấp bênh, rau an toàn vẫn tắc ở đầu ra, chƣa thực sự tiếp cận đến ngƣời tiêu dùng một cách rộng rãi, đặc biệt rau an toàn đƣợc đánh giá là có giá cao, kênh phân phối nhỏ lẻ. Cụ thể là:
- Diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giống rau sản xuất chủ yếu là giống F1 nhập nội, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý thức trách nhiệm của số đông ngƣời sản xuất về rau an toàn còn chƣa cao, vẫn còn tình trạng số mẫu rau có dƣ lƣợng thuốc BVTV, nitrat, kim loại nặng, trong khi chƣa có quy định về hàm lƣợng Nitrat trong rau của Bộ Y tế để tham chiếu xử lý.
- Một số địa phƣơng đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển sản xuất rau an toàn tuy nhiên không có kinh phí để triển khai. Do đó, công tác quy hoạch, xác định vùng sản xuất rau an toàn đủ điều kiện còn chậm.
- Lực lƣợng quản lý nhà nƣớc, kiểm tra, giám sát chƣa đủ mạnh, còn dàn trải, phân công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ ngành, giữa các đơn vị trong Bộ; các văn bản quy phạm pháp luật chƣa ổn định. Công tác thông tin, tuyên truyền chƣa thực sự sâu rộng; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn rất hạn chế.
- Nhiều mô hình, nhiều địa phƣơng đã đầu tƣ kinh phí sản xuất rau an toàn nhƣng chưa gắn kết được khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ - sự liên kết hợp tác giữa ngƣời sản xuất, thƣơng nhân, dịch vụ cùng với nhà khoa học, chính sách của nhà nƣớc chƣa chặt chẽ và chƣa hình thành chuỗi để nâng cao giá trị của rau an toàn; sản phẩm tiêu thụ với giá không cao hơn sản phẩm thƣờng, ngƣời tiêu dùng chƣa thật sự tin tƣởng vào rau an toàn.
- Số đông ngƣời tiêu dùng chƣa hiểu biết đầy đủ về ATTP, thói quen mua bán tự do còn phổ biến, trong khi việc sản xuất rau an toàn chƣa đƣợc ngƣời dân áp dụng trên đại trà, chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các chƣơng trình, dự án của Trung ƣơng, tỉnh. Do vậy, chƣa hình thành thị trƣờng tiêu thụ RAT riêng biệt, RAT vẫn đƣợc tiêu thụ cùng với các loại rau khác, thiếu thông tin về các sản phẩm rau an toàn, quản lý nhà nƣớc chƣa giúp ngƣời tiêu dùng
phân biệt đƣợc sản phẩm an toàn và chƣa an toàn trên thị trƣờng do rau an toàn chƣa đƣợc xử lý đầy đủ các khâu sơ chế, đóng gói và in mã vạch theo đúng quy định nên khi bày bán trên thị trƣờng chƣa có khác biệt so với các sản phẩm rau thông thƣờng.
- Mạng lƣới tiêu thụ còn nhỏ bé vàphát triển chậm. Nhiều điểm bán rau an toàn chƣa đƣợc bố trí hợp lý, thuận tiện với ngƣời tiêu dùng cho nên kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí phải đóng cửa sau một thời gian ngắn hoạt động. Các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh rau an toàn còn quá ít, trong đó nhiều đơn vị có quy mô hoạt động nhỏ.
- Công nghệ chế biến, bảo quản rau an toàn còn lạc hậu và thiếu đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Mặt khác, đầu ra của sản phẩm chƣa có nhãn mác hay logo rõ ràng, chƣa có chính sách truyền thông đúng mức để giới thiệu sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng.