Vị trí, vai trò của TBDH trong GD&ĐT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 26 - 29)

Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường Thiết bị dạy học có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nước: “Học đi đôi vói hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền vói xã hội” Thiết bị dạy học đã được nêu trong Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2 - Khoá VIII: “...Tất cả các trường phổ thông đều có... các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng dạy chay” đê nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Thiết bị dạy học là công cụ lao động của người giáo viên, là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống.

Thiết bị dạy học có vai trò hết sức cần thiết cho các quá trình sư phạm. Thiết bị dạy học chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động. Thiết bị dạy học kích thích hứng thú tiếp thu tri thức. Thiết bị dạy học cung cấp thông tin chính xác, đấy đủ về các sự vật, hiện tượng, đối tượng, các quá trình nghiên cứu giúp nâng cáo chất lượng và hiệu quả dạy học.

29

Thiết bị dạy học giúp nâng cao tính trực quan của dạy học, góp phần giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, giảm bớt thuyết trình giúp học sinh dễ hiểu.

Thiết bị dạy học là phương tiện quan trọng để rèn luyện thể chất và nhân cách học sinh. Theo nghiên cứu của Hiệp hội công nghệ nghe - nhìn (ở Mỹ) đánh giá chung về hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo thì mỗi phương pháp gắn liền với từng loại phương tiện sẽ đạt hiệu quả khác nhau:

• 10% đối với những gì ta đọc được • 20% đối với những gì ta nghe được • 30% đối với những gì ta nhìn được

• 50% đối với những gì ta nhìn và ngheđược • 80% đối với những gì ta nói được

• 90% đối với những gì ta nói và làmđược

Tổng kết quá trình dạy học, một số nước đã kết luận: tôi nghe — tôi quên: tôi nhìn - tôi nhớ; tôi làm - tôi hiểu

Qua những tổng kết trên cho thấy: Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành, thí nghiệm. Quá trình dạy học là quá trình nhận thức được tổ chức ở mức độ cao, vì vậy TBDH là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học tại các cơ sở giáo dục. Do đó, trong nhà trường cần phải có thiết bị dạy học đầy đủ đế học sinh thực hành, thí nghiêm.

TBDH chịu sự chi phối của nội dung và PPDH. Nội dung dạy học quy định những đặc điếm cơ bản của TBDH bởi lẽ việc lựa chọn và sử dụng TBDH phải được cân nhắc lựa chọn để sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thoã mãn các yêu cầu về khoa học sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho GV và HS khi sử dụng.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão,

nhiều tri thức đang được giảng dạy trong chương trình phố thông nhưng đã lạc hậu trên thực tế. vấn đề đặt ra là phải lựa chọn nội dung và PPDH như thế nào để HS không những chiếm lĩnh được tri thức mới, đồng thời phải hình thành năng lực tự học, tự phát triển. Vì vậy PPDH mới phải theo xu hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của HS, tăng cường năng lực thực hành, năng lực tự nghiên cứu. Muốn đạt được điều đó thì không có cách nào khác là phải tăng cường trang bị và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH, trong đó chú trọng các phương tiện nghe nhìn, ứng dụng CNTT&TT vào dạy học.

Ngược lại, những thành tựu của khoa học kỹ' thuật và công nghệ thông tin đã làm xuất hiện nhiều loại hình TBDH mới giúp cho việc đổi mỏi PPDH có hiệu quả hơn. Việc hoàn thiện các PPDH sẽ không thể thực hiện được nếu không sử dụng rộng rãi các PTDH hiện đại (máy tính, thiết bị chiếu, ....).

1.3.2. Phản loại các TBDH

1.3.2.1. Các loại hình TBDH

Thiết bị giáo dục rất đa dạng, có thẻ phân loại theo những hệ thống sau:

Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông túi tương ứng

- Phim Slide, phim chiếu bóng - Máy chiếu Slide, máy chiếu bóng

- Bản trong - Máy chiếu qua đầu

- Băng, dĩa ghi âm - Radio cassette, đầu đĩa CD, máy tính - Băng, dĩa ghi hình - Đầu Video, dầu dĩa hỉnh, máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu - Phần mềm dạy học - Máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuật số - Giáo án điện tử, bài giảng điện tử,

giáo án kỹ thuật số, trang Web học tập.

- Máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuật số

31

Theo nguyên tắc làm việc của các phương tiện: Các phương tiện cơ

khí; Các phương tiện thủ công; Các phương tiện cơ điện; Các phương tiện điện tử; Các phương tiện tự động, bán tự động hay thô sơ.

Theo đặc tính tác động đến các giác quan: Các phương tiện nghe; Các

phương tiện nhìn; Các phương tiện nghe - nhìn.

Theo thành phần người học: Các phương tiện dành cho cá nhân; Các

phương tiện dành cho nhóm học tập; Các phương tiện dành cho tập thê lớp.

về phía GVphân loại theo dạng sản phâm là pho biến nhất:

- Tranh, ảnh, bản đồ giáo khoa: là loại hình được sử dụng nhiều nhất dùng để minh họa một sự vật, một hiện tượng ở nhiều môn học.

- Băng, đĩa ghi âm, ghi hình: có tính năng tái hiện hiện thực thông qua âm

thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhận thức của học sinh. - Tấm nhựa trong, phim miếng: giúp nghiên cứu sự vật, hiện tượng dưới dạng tĩnh trong một thời gian trình bày tuỳ ý.

- Mau vật (vật thật): là phương tiện giúp nghiên cứu nguồn gốc tự nhiên, loại này hết sức đa dạng và phong phú.

- Mô hình: mô phỏng lại sự vật, một quy trình, cho nghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trên phương pháp tương tự.

- Phần mềm vi tính: là công nghệ thông tin đa phương tiện có tính năng

lưu trữ, hiển thị được kết họp bởi các văn bản truyền thống, các hình ảnh, các âm thanh hoặc các đoạn phim minh họa.

- Máy móc, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: là phương tiện đặc trimg cho

các môn khoa học thực nghiêm như vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ,....

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w