mua
sắm, tiếp nhận, phân phoi TBDH ở các trường THPT huyện Câm Mỹ, tỉnh Đong Nai
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ đổi mới và từ đó nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH trong các trường THPT huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Thực hiện được giải pháp này các trường THPT huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai có thể tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT.
Giải pháp này giúp cho lãnh đạo các trường THPT thực hiện tốt việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cho nhà trường.
Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Xây dựng csvc - TBDH là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các nhà trường. Trong thời gian qua tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh Đồng Nai, của các bậc phụ huynh học sinh... các trường THPT trong huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đã từng bước xây dựng các phòng học
các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho việc đầu tư mua sắm TBDH là giải pháp quan trọng, về tiến trình xây dựng kế hoạch: Đé thực hiện tốt công tác lập kế hoạch về quản lý trang TBDH tại các trường THPT huyện cấm Mỹ cho các năm học tiếp theo thì, ngoài những kế hoạch đã thực hiện, Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện cần phải thực hiện tốt một số yêu cầu sau đây:
- Phải nêu cao trách nhiệm cho các Tố trưởng tố chuyên môn cũng như cho toàn thể giáo viên trong việc lập kế hoạch mua sắm thiết bị cho phù hợp với bộ môn của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập.
- Nêu cao trách nhiệm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong trường nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản trang thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt nhất và lâu dài cho công tác giảng dạy
và học tập.
- Đề xuất các cấp lãnh đạo bổ sung thêm mộ phó hiệu trưởng giao cho quản lý cơ sở vật chất nhằm giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý mua sắm thiết bị của các tổ chuyên môn trước khi lập kế hoạch mua sắm chung cho toàn trường, tránh tình trạng mua thừa, lãng phí, hay mua thiếu thiết bị.
- Dưa trên các văn bản hướng dẫn về mua sắm trang thiết bị dạy học của Bộ giáo dục, Bộ tài chính, hiệu trưởng cần xây dựng văn bản cụ thể Quy định về quy trình mua sắm thết bị giáo dục và trang thiết bị khác tại trường.
- Xây dựng kế hoạch thời gian, định kỳ cụ thể cho việc bảo trì thiết bị dạy học cho trường như: máy vi tính, máy chiếu. Phân loại những thiết bị đã hỏng để tổ bộ môn tự sửa chữa hoặc giửi đến các công ty đã cung cấp thiết bị để sửa chữa, bảo hành.
84
- Xây dựng kế hoạch từ đầu năm học cho tổ, cho giáo viên trong trường đăng ký tự làm đồ dùng dạy học. Xây dựng chế độ khuyến khích, khen thưởng kịp thời cho việc tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên.
Xây dựng kế hoạch cấp trường đặc biệt quan trọng, bởi kế hoạch cấp trường là kế hoạch cụ thê chi tiết, dựa trên kế hoạch chung của cấp cao hơn. Kế hoạch cần phải được xây dựng từ cơ sở là các tổ, nhóm chuyên môn. Phòng chức năng tập hợp xây dựng thành kế hoạch của trường. Tất cả các cấp độ kế hoạch cần được xây dựng theo kiểu dự án. Dựa vào quy mô giảng dạy theo bậc học, môn học; định hướng chất lượng giảng dạy; hướng phát triển của từng môn học theo yêu cầu phát triển chung của nhà trường, xã hội.
Tuỳ cấp độ của kế hoạch cần đầu tư mà xây dựng dự án đạt quy mô tương xứng. Ke hoạch đầu tư csvc và TBDH dù lớn hay nhỏ, dù ngắn hạn hay dài hạn đều phải bám sát yêu cầu dạy học và phải có tính khả thi. Khi xây dựng kế hoạch cần có sự tham khảo, thu thập ý kiến từ nhiều phía trong và ngoài trường, ngoài ra cần có sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
Đầu tư, mua sắm, sử dụng, bảo quản TBDH là một bộ phận trong hoạt động quản lý nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện. Các trường THPT huyện cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai được đóng trên một địa bàn có những thuận lợi và khó khăn về phát triển giáo dục nói chung và quản lý công tác TBDH nói riêng. Chính vì vậy, làm tốt công tác này không những góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường mà còn khăng định năng lực, trình độ quản lý toàn diện của ban Giám hiệu các trường THPT trên địa bàn. Đây cũng là bài học, giải pháp chung cho phần lớn các trường THPT hiện nay trong công tác quản lý TBDH. Trước hết, lãnh đạo nhà trường phải phân công lực lượng thực hiện kế hoạch (thông thường có CBQL, cán bộ (GV) phụ trách TBDH, kế toán,...).
Phân bổ kinh phí và điều kiện phương tiện vất chất khác phục vụ cho kế hoạch. Cụ thể hoá cho từng công việc thực hiện theo kế hoạch, từ đó giao kế hoạch cho các bộ phận, cá nhân có liên quan thực hiện. Lưu ý giải đáp các thắc mắc của người được phân công (nếu có), động viên khuyến khích các cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.
Thực hiện việc ra các quyết định có liên quan đến quá trình thực hiện kế hoạch: Quyết định đầu tư ngân sách cho mua sắm TBDH, quyết định thành
lập các tổ công tác,....
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là việc làm thường xuyên, liên tục của lãnh đạo nhà trường. Đối với công tác xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cũng vậy. Cần chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn đã đặt ra trong kế hoạch. Cụ thể hoá các công việc trong từng giai đoạn đó. Lãnh đạo nhà trường cần sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Bổ sung những điều kiện cần thiết, động viên khuyến khích việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân.
3.2.2.3. Điều kiện cần thiết đế thực hiện giải pháp
Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch của nhà trường phải nắm vững tiến trình xây dựng kế hoạch.
Số liệu phục vụ lập kế hoạch phải đảm bảo tính chính xác cao.
Chuân bị đủ nguồn kinh phí, nhân lực, phương tiện cần thiết cho thực hiện kế hoạch.
Lãnh đạo các trường THPT phải nắm vững cách thức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, theo dõi, điều chỉnh, động viên kịp thời.
86