Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 81 - 83)

chữa

TBDIIphục vụ cho dạy và học

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này giúp CB - GV phụ trách TBDH nắm vững được nguyên nhân, cách thức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH. Không thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng, sẽ làm cho TBDH nhanh hỏng, không phát huy được tác dụng. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

- Mục đích của bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH là: Bảo vệ được TBDH, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng không đáng có, mặt khác phải đảm bảo thuận lợi cho sử dụng. Nói cách khác: Mục đích của bảo dưỡng sửa chữa TBDH là để đảm bảo “tính sẵn sàng” của thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho dạy học.

- Làm tốt công tác bảo quản:

I Cải thiện các điều kiện bảo quản: Bố trí, sắp xếp lại kho chứa thiết bị; rà soát, mua sắm bổ sung tủ giá xếp TBDH.

+ Lựa chọn và phân công người có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trong công tác bảo quản TBDH (tuyển nhân viên chuyên trách đúng chuyên môn).

I Bồi dưỡng về mặt nhận thức, các quy định, chế độ bảo quản đối với từng TBDH cho người phụ trách công tác thiết bị.

- Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa TBDH: Các căn cứ đế xây dựng kế hoạch sửa chữa:

+ Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng TBDH đê đưa vào kế hoạch bảo dưỡng, ưu tiên sửa chữa.

+ Lực lượng sửa chữa: GV, HS, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

I Ke hoạch sửa chữa phải ghi rõ tình trạng hư hỏng của từng thiết bị, số

lượng thiết bị, thời gian sửa chữa, kinh phí sửa chữa, ...Đặc biệt khi lập kế hoạch sửa chữa cần lưu ý các dạng hư hỏng của thiết bị.

Trường hợp 1: Hư hỏng do tác động của môi trường

Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau: kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo, điện tử, bán dẫn,.... Nếu không được bảo quản cấn thận đều có thế hỏng hóc dẫn đến không sử dụng được. Nguyên nhân đầu tiên đó là do khí hậu, môi trường.

Trường hợp 2: Hư hỏng do sử dụng

Do sử dụng nhiều nên các chi tiết máy bị mòn, hỏng; Người sử dụng không thực hiện đúng quy trình, như: thao tác sai, làm bừa làm ẩu, thiếu hiểu biết,....; Do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho TBDH không hoạt động được; Do sửa chữa bảo dưỡng không được thực hiện hoặc quá trình sửa chữa, lắp ráp không đảm bảo nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc.

3.2.4.3. Điều kiện cần thiết đế thực hiện giải pháp:

Có đủ điều kiện csvc cho công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH.

Thường xuyên kiếm tra đế phát hiện những hư hỏng, khiếm khuyết đê lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế.

92

Có nguồn kinh phí phù hợp đế phục vụ bảo quản, bảo dưỡng, sữa chữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w