Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc khai thác, sử dụng TBDH vào các hoạt động của nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 77 - 81)

vào các hoạt động của nhà trường

3.2.3. l.Mục tiêu của giải pháp

Chất lượng của việc sử dụng TBDH không chỉ phụ thuộc vào quy mô mua sắm mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng. Nếu sử dụng không tốt thì hiệu quả của TBDH sẽ không được phát huy.

Vì vậy, thực hiện tốt giải pháp này có thể nâng cao được hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH cho cán bộ, GV các trường THPT, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Xây dựng, đầu tư, mua sắm đủ TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu bậc THPT do Bộ GD&ĐT quy định. Chất lượng của các TBDH đảm bảo yêu cầu quy định.

Xây dựng danh mục TBDH theo tiết học đế thuận tiện cho việc theo dõi, sử dụng TBDH.

Xây dựng tốt kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH trong năm học: Kế hoạch của nhà trường, của tố, nhóm chuyên môn và của từng GV bộ môn. Ke hoạch sử dụng TBDH phải được lập một cách chi tiết đến từng tiết học, ngày học, tuần học và có tính khả thi. Với kế hoạch được xây dựng như vậy, người quản lý nắm được việc khai thác, sử dụng phòng bộ môn, phòng thí nghiệm vào hoạt động dạy học trong nhà trường.

Đe thực hiện tốt việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả cao, ngoài các

việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học để mọi thành viên thấy rõ trách nhiệm của mình.

Việc giới thiệu danh mục thiết bị hiện có của trường cho giáo viên Hiệu trưởng nên đưa về các tổ và thực hiện một cách thiết thực trong các buối sinh hoạt tổ chuyên môn, lưu các danh mục của từng môn trong tủ hồ sơ của tổ để giáo viên tiện tra cứu bất cứ lúc nào mà không cần xuống phòng thiết bị.

Các tổ trưởng lên kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học cho từng tiết dạy có sử dụng thiết bị và các tiết thực hành. Công tác này phải được tổ trưởng nhắc nhở, kiêm tra thường xuyên trong năm học xem việc thực hiện có đúng trong chương trình và kế hoạch giảng dạy không.

Các tố chuyên môn phải tổ chức những buối tập huấn tại phòng thí nghiệm đế cùng nhau thực hành, tập dợt trước những thiết bị, thí nghiệm phức

tạp, mới lạ. Kiểm tra một số sai số trong quá trình thực hành thí nghiệm để điều chỉnh kịp thời (Vì một số thiết bị thực hành khi cấp về tiến hành đo dạc thông số thường không chính xác). Việc này giúp giáo viên chủ động, không lúng túng trong quá trình hướng dẫn cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng của các thiết bị, vì thực tế đã cho thấy nếu lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sử dụng các thiết bị giáo dục của giáo viên càng đầy đủ, phong phú thì hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục sẽ càng lớn.

Tăng cường nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

cũng như cho các em học sinh về tầm quan trọng của việc sử dụng cũng như sự hỗ trợ tích cực của các thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy, giờ học đế từ đó giúp mọi người có thái độ bảo vệ tốt tài sản thiết bị của nhà trường để phục vụ lâu dài.

88

Tuyển thêm một giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm có chuyên môn tốt để giúp giáo viên bộ môn trong việc chuẩn bị dụng cụ phục vụ các tiết thí nghiệm.

Trong quá trình sử dụng thiết bị hoặc khi kiểm tra nếu phát hiện ra hư hỏng thì trước hết nhân viên phụ trách thiết bị và giáo viên sử dụng phải ghi rõ nguyên nhân và báo cáo với phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất ngay để lãnh đạo trường có biện pháp kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân hư hỏng đồng thời có kế hoạch sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Đế khắc phục tình trạng các phòng thí nghiệm không tập trung một khu vực, gây khó khăn, mất thời gian di chuyên và chuân bị của giáo viên, nhân viên thiết bị thì mỗi tổ chuyên môn phải yêu cầu giáo viên đăng ký các tiết thực hành, thí nghiệm cũng như các đồ dùng cần thiết cần mượn phục vụ cho tiết dạy với nhân viên thiết bị (ít nhất là trước một ngày để nhân viên thiết bị chủ động chuẩn bị cho đầy đủ theo yêu cầu).

Chỉ đạo tố chuyên môn có kế hoạch cùng với nhân viên thiết bị kiểm tra, sắp xếp lại các thiết bị cho khoa học và tiện sử dụng (một tháng một lần).

Lập sổ theo dõi cũng như xây dựng được các quy định cụ thể về quy trình giao nhận, sử dụng, giữ gìn, bảo quản, bảo trì và sửa chữa thiết bị giáo dục. Đặc biệt phải có nội quy cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như cho học sinh, khi sử dụng các phòng chức năng như: phòng máy vi tính, các phòng thí nghiệm...

Xây dựng kế hoạch họp đồng bảo trì định kỳ với các công ty cung cấp thiết bị để công tác bảo quản, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị được kịp thời. Đặc biệt là cần quan tâm hơn nữa đối với việc quản lý, bảo trì phòng máy vi tính, phòng trình chiếu vì đây là những phòng có trang bị thiết bị hiện đại đắt tiền lại dễ hư hỏng nếu không bảo quản tốt. Phát huy hơn nữa vai trò của

nhóm phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường trong việc bảo quản, bảo trì, sửa chữa máy vi tính. Đưa việc sử dụng, bảo quản, tự làm thiết bị của giáo viên và nhân viên thiết bị vào thang điểm thi đua khen thưởng của nhà trường hàng tháng nhằm động viên, khuyến khích và nâng cao trách nhiệm bảo vệ của giáo viên, nhân viên trong công tác bảo quản và sử dụng thiết bị.

Lên kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm, thực hành đạt yêu cầu chung của Ngành vì hiện nay trường đưa một số phòng bộ môn vào sử dụng cho các phòng thí nghiêm, thực hành có diện tích khá nhỏ, ví dụ như phòng thức hành lý, phòng vi tính (57.6m2) nên trong quá trình thực hành với các lóp có số lượng học sinh đông thỉ các em không thoải mái, không đủ chỗ ngồi.

Nắm vững nội dung, chương trình thực hành các môn học.

Đội ngũ cán bộ, GV nhà trường thường xuyên sử dụng TBDH, có năng lực trong sử dụng TBDH đế phát huy vai trò, hiệu quả của TBDH.

Tố chức tốt chuyên đề sử dụng TBDH trong các tổ chuyên môn hàng kỳ, hàng năm. Chú trọng khâu giảng mẫu, dự giờ, rút kinh nghiệm.

Lãnh đạo nhà trường, các tố chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng TBDH của GV bộ môn.

3.2.3.3. Điều kiện cần thiết đế thực hiện giải pháp

TBDH phải đủ về số lượng, đồng bộ và đảm bảo chất lượng. Tránh tình trạng TBDH không đồng bộ, làm cho việc sử dụng trong hoạt động dạy học không thể thực hiện được.

Có đủ csvc theo yêu cầu tối thiểu về phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng kho, điện lưới,.... Cơ sở vật chất phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, về an toàn lao động cho cả người dạy và người học.

90

Nhà trường có các quy chế, quy định về sử dụng TBDH đối với giáo viên, với học sinh, với những người liên quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 77 - 81)