Yêu cầu cấp bách về năng cao chất lượng giáo dục pho thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 41 - 43)

Giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng đê phát triển nguồn nhân lực, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước. Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu tống quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triên nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

Có thế thấy chất lượng giáo dục và đào tạo của chúng ta hiện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn

chế; chưa chuyến mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy

chữ và dạy người; chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi

mới chậm; cơ cấu giáo dục không họp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập; xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục còn chậm được

khắc phục, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội.

Việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước ta đang đặt ra yêu cầu cấp thiết. Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định; “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”(l).Theo đánh giá của BCHTW Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng về lĩnh vực giáo dục đào tạo có đoạn: “Chất lượng GD&.ĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, PPDH lạc hậu, đối mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu

46

Thực tiễn đòi hỏi ngành GD&ĐT nói chung và giáo dục phổ thông phải kịp thời đối mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải nhìn nhận lại những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay: cần khắc phục và giải quyết sự sa sút về chất lượng, sự thiếu trung thực trong thi cử, sự không phù hợp với tình hình biến đổi khoa học - xã hội của đất nước ta hiện nay. Những bức xúc thể hiện ở chỗ:

- Chất lượng học tập của HS nhìn chung còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước.

- Những điều kiện phục vụ cho dạy học còn thiếu, còn thấp kém như csvc, tài liệu, TBDH,....đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả giảng dạy và học tập.

- Việc đổi mới PPDH diễn ra còn chậm, thiếu đồng bộ: việc chênh lệch về trình độ dân trí rất khác nhau giữa các vùng miền khiến cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục phố thông nói chung và chất lượng giáo dục THPT nói riêng là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Vì giáo dục phổ thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ba mục tiêu giáo dục là "Nâng cao dân trí, đào tạo

nhân lực và bồi ditỡng nhân tài". Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

quản lý TBDH chính là góp phần thực hiện mục tiêu nói trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w