trường THPT huyện Cam Mỹ, tỉnh Đồng Nai
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Đê nâng cao năng lượng, hiệu quả công tác quản lý TBDH, các trường THPT trên địa bàn huyện Xuân Mỹ, trước hết, cần phải nhận thức đúng về vai
trò quan trọng, sự cần thiết của việc quản lý TBDH trong hoạt động quản lý trường học. TBDH là một bộ phận quan trong của trường học, vì vậy quản lý TBDH phải là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS các
trường THPT. TBDH đầy đủ, đúng tiêu chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động giáo dục, hoạt động dạy học; là phương tiện đế truyền thụ, lĩnh hội tri thức, kỹ năng, đẻ hình thành nhân cách nhằm thực hiện mục tiêu nhà trường. Thực tiễn phát triển của giáo dục hiện đại đã chứng minh rằng, không thể giáo
hiệu quả hoạt động của nhà trường. Vì vậy, các trường THPT cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có sự thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các bộ phận chức năng có liên quan như: Các tổ chuyên môn, bộ phận kế toán, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, tin học ... Tùy theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận mà phân định rõ trách nhiệm trong công tác mua sắm, quản lý, sử dụng, sữa chữa, bổ sung TBDH một cách hiệu quả, đồng bộ, tiết kiệm.
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ nâng cao được nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT.
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp
a) Xây dựng, bồi dưỡng phâm chất chính trị, ý thức, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sử dụng, bảo quản TBDH cho các nhân viên trực tiếp quản lý TBDH ở các trường THPT. Chỉ trên cơ sở có trình độ chuyên môn vững vàng, sử dụng thành thạo TBDH, mới phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục và dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả và tác dụng của TBDH trong nhà trường. Vì vậy, cần khắc phục sự chắp vá trong việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH; chấm dứt tình trạng một số người không làm việc được ở các lĩnh vực khác lại
được điều về làm công tác này. Vì vậy, các trường THPT phải tuyển chọn từ những người được đào tạo bài bản từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Nếu có sự điều chuyển từ công việc khác sang phải được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý TBDH. Thực hiện chế độ kiêm nhiệm phụ trách từng bộ phận TBDH đối với các giáo viên bộ môn có năng lực, có điều kiện. Thực tế
78
chất lượng giáo dục và dạy học của nhà trường, gây nên sự tốn kém về vật chất, tài chính,.... Nhà trường thực hiện việc ổn định đội ngũ (viên chức, GV) phụ trách thiết bị: Hiện nay việc sử dụng GV kiêm nhiệm công tác TBDH hầu như đã chấm dứt, các trường đã và đang tuyển mới nhân viên phụ trách thiết bị. Đé ổn định đội ngũ, cần tuyển mới nhân viên đúng chuyên ngành đào tạo và đưa vào biên chế.
Thực hiện các biện pháp bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ, cử tham gia các
lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn (nếu cần) và các đợt bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức. Rèn luyện năng lực tự bồi dưỡng. Cụ thể như sau:
về bồi dưỡng tại chỗ: Việc sử dụng TBDH đúng quy trình kỹ thuật, ý thức bảo quản sau khi sử dụng, chế độ bảo dưỡng, bảo quản ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của TBDH. Vì vậy việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của từng cán bộ, GV, HS trong công tác quản lý CSVC-TBDH cần phải được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra việc bảo quản CSVC-TBDH cũng là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại GV, viên chức nhà trường.
về học tập nâng cao trình độ: Bố trí cho cán bộ phụ trách TBDH được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về TBDH do ngành tổ chức; tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách TBDH tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tự bồi dưỡng: TBDH trong các nhà trường THPT ngày càng nhiều, trang bị hiện đại với nhiều linh, phụ kiện phức tạp. Việc đổi mới PPDH của GV gắn với việc sử dụng TBDH thường xuyên trong mỗi giờ lên lớp. Vì vậy, cán bộ phụ trách TBDH không chỉ là người "giữ kho" TBDH như trước kia mà phải tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu là một GV thực hành có năng lực chuyên môn tốt.
b) Ban giám hiệu nhà trường phải cử một cán bộ quản lý chịu trách
nhiệm phụ trách công tác TBDH trong nhà trường. Để công tác quản lý TBDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phụ trách công tác TBDH của nhà trường phải:
Nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn, hệ thống hoá toàn bộ các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, thông tư về csvc và TBDH của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và các bộ ngành có liên quan thành một tài liệu tổng hợp về công
tác quản lý TBDH. Giải pháp này nhằm làm cho cán bộ, GV trong toàn trường tiếp cận một cách thuận lợi, có hệ thống các văn bản về quản lý TBDH
làm cho mọi hoạt động trong lĩnh vực này đi dần vào nề nếp và luôn luôn gắn với đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tăng cường tính pháp lý đối với công tác TBDH, ban hành các văn bản, quy định về chuyên môn, về quản lý đối với TBDH. Đó là các văn bản về khai thác sử dụng, bảo quản TBDH, làm sao để công tác quản lý TBDH được coi là công tác vừa có tính hành chính, vừa có tính chuyên môn. Đưa việc sử dụng PTDH và phòng học chức năng vào tiêu chuẩn đánh giá GV. Đây là giải pháp nhằm tăng cường, củng cố ý thức, thái độ và sự say mê của người thầy đối với việc sử dụng TBDH vào giảng dạy một cách có hiệu quả để đổi mới PPDH.
Khi chưa thiết lập được nề nếp, thói quen và những hành động định hướng cao về việc sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường thì pháp chế có vai trò rất quan trọng, đó là những quy chế, quy định hành chính và chuyên môn bắt buộc mọi người phải thực hiện. Cụ thê nhà trường đã ra các nội quy sử dụng phòng học, phòng bộ môn, nhà tập đa năng,... cho GV, HS biết và thực hiện.
80
phải chăm lo và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được phân công trong công tác TBDH, phải thường xuyên chú ý đến công tác bảo dưỡng, bảo quản để duy trì tình trạng sẵn sàng phục vụ dạy học. Quy chế về sử dụng TBDH chỉ
có hiệu lực thực sự khi tình trạng về thiết bị cùng với điều kiện bảo quản sử dụng chúng được thiết lập. Rõ ràng các văn bản pháp lý, các quy chế nội bộ có vai trò to lớn trong việc xây dựng nề nếp, đảm bảo cho hiệu quả mọi công việc. Ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng bộ môn phải soạn thảo các văn bản qui định quyền hạn và nhiệm vụ của các GV, nhân viên nhà trường trong công tác bảo quản, sử dụng TBDH, phòng học bộ môn, nhà tập đa năng,..., soạn thảo nội dung, qui chế sử dụng và bảo quản TBDH, phòng học bộ môn, nhà tập đa năng,..., các chế tài khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí đánh giá.
Nắm vững bản danh mục TBDH tối thiểu được cấp của đơn vị. Xây dựng cơ chế phối hợp trong việc quản lý và sử dụng TBDH. Xây dựng những qui định về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng tập thể, từng cá nhân trong trường về việc xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH .
Theo dõi, kiểm tra định kì và có nhận xét, đánh giá việc quản lý, sử dụng TBDH của các tố, nhóm chuyên môn.
Kiểm kê định kì, lập kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng, mua sắm TBDH. Tố trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường:
Lập kế hoạch sử dụng TBDH hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học theo chuyên môn mình phụ trách.
Đảm bảo thực hiện đầy đủ thí nghiệm của GV và HS theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học.
Theo dõi việc thực hiện sử dụng TBDH và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Viên chức làm công tác TBDH có trách nhiệm:
Cùng tổ chuyên môn và GV bộ môn chuẩn bị thiết bị dạy học, hỗ trợ hướng dẫn HS sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm;
Cập nhật sổ sách, mô tả, phân loại, sắp xếp khoa học và hệ thống các TBDH theo chương trình môn học;
Có kế hoạch kiểm tra định kỳ trang TBDH, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong phòng học bộ môn để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung;
Là người trực tiếp quản lý, theo dõi việc sử dụng TBDH của GV, HS và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng các TBDH.
3.2.1.3. Điều kiện cần thiết đế thực hiện giải pháp
Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định liên quan đến công tác này ở Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 ban hành quy định về phòng học bộ môn.
Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Nhà trường phải có đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH ổn định: đủ về số lượng, được đào tạo đúng chuyên ngành.
Lãnh đạo nhà trường phải hướng dẫn đầy đủ các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn về TBDH cho cán bộ, GV, nhân viên.
82
Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí học tập, bồi dưỡng cho cán bộ, GV, nhân viên nhà trường tham gia các lớp tập huấn về công tác TBDH.