Thực trạng công tác công tác to chức và chỉ đạo quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của các trường THPT huyện Cam Mỹ, tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 57 - 66)

dụng thiết bị dạy học của các trường THPT huyện Cam Mỹ, tỉnh Đồng Nai

2.2.3.1. Thực trạng

Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện cẩm Mỹ đã có sự bố trí, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, đối với nhân viên phụ trách công tác thiết bị dạy học. Hiệu trưởng các trường cũng đã xây dựng được qui chế, nội qui sử dụng và bảo quản thiết bị cho từng phòng chức năng.

Hằng năm nhà trường đều tạo điều kiện cho nhân viên thiết bị, giáo viên bộ môn tham dự các khoá bồi dưỡng về công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai cũng như do các Công ty cung cấp thiết bị tổ chức tập huấn.

Thiết bị hàng năm được mua sắm, bổ sung tương đối đầy đủ và kịp thời phục vụ tốt cho công tác dạy và học của trường. Các phòng bộ môn được quan tâm trang bị, sửa chữa theo yêu cầu thực tế, tuy nhiên một số phòng còn

tổ. Có tổ thực hiện đủ, phát huy tốt các tiết thực hành, thí nghiệm, nhưng có tổ vẫn chưa có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị dạy học. Một số giáo viên sử dụng thiết bị thường xuyên, sử dụng tốt các tiết có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy. Các tiết thực hành, thí nghiệp được thực hiện tốt theo phân phối chương trình nhưng cũng có những giáo viên thực hành, thí nghiệm chưa tốt, chưa đủ tiết, làm chiếu lệ, thiếu sự đầu tư cho các tiết dạy, vẫn sử dụng nhiều phương pháp dạy chay, ngại ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy vì vậy chưa gây được hứng thú cho học sinh trong các tiết học.

Công tác bảo dưỡng, bảo trì của các công ty cung cấp thiết bị cho trường còn gặp nhiều khó khăn. Một số thiết bị cung cấp không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu chuyên môn, chất lượng kém, dễ hư hỏng. Việc tổ chức sửa chữa và phục hồi các thiết bị xuống cấp thực hiện chưa tốt, chưa thường xuyên.

Mặc dù đã được hiệu trưởng tạo điều kiện, động viên khuyến khích nhưng công tác đăng ký tự làm thiết bị dạy học của các tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn còn chưa được thực hiện tốt.

Nhân viên thiết bị đã lập sổ theo dõi về quản lý thiết bị như: xuất - nhập thiết bị, kiểm kê thiết bị, sổ theo dõi việc mượn - trả thiết bị và sử dụng phòng học bộ môn để thực hành của giáo viên tốt.

Việc sắp xếp thiết bị phục vụ dạy học của môn Sử - Địa ở 3 trường còn chưa hợp lý, khoa học gây khó khăn trong việc sử dụng và kiểm kê, (Ví dụ như hiện nay các biêu đồ, tranh ảnh của cac môn này còn quản lý ở phòng thư viện nên công tác thống kê mượn trả còn chưa chính xác, khoa học)

Đầu năm học trong các buổi họp Hội đồng, họp chuyên môn, Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện cấm Mỹ đã triến khai thông báo các loại danh mục thiết bị hiện có của trường cho từng giáo viên, có hệ thống

68

thành từng môn, theo từng khối tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và sử dụng. Tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn không có ý thức tìm hiểu đế sử dụng cho đúng và có hiệu quả các thiết bị.

2.2.3.2. Phân tích

Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện câm Mỹ đã có sự quan tâm trong việc tổ chức và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác quản lý thiết bị dạy học trường học.

Hiệu trưởng các trường đã nắm vững về quy trình mua sắm thiết bị theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai

nên có sự chỉ đạo kịp thời, họp lý trong việc mua sắm thiết bị dạy học.

Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện cẩm Mỹ thường xuyên kiểm tra công tác bảo quản và sử dụng thiết bị thiết bị của giáo viên, của cán bộ phụ trách thiết bị thông qua các kỳ kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất, thông qua sổ sách và kiểm kê thết bị, tài sản (vào ngày 30 hàng tháng nhân viên thiết bị phải báo cáo bằng văn bản cho hiệu trưởng về công tác mượn và sử dụng thiết bị của giáo viên).

Việc sử dụng thiết bị đôi khi chưa đồng đều giữa các tổ, giữa các giáo viên trong cùng một tố, ngoài ý thức chưa cao của của mỗi giáo viên thì Hiệu trưởng cũng chưa thực hiện tốt công tác nhắc nhở, động viên, khen thưởng, xử phạt kịp thời trong công tác này.

Việc bố trí các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng trình chiếu còn chưa hợp lý đặc biệt ở hai trường THPT Xuân Mỹ và Sông Ray cũng là một nguyên nhân khiến giáo viên ngại cho học sinh xuống làm thí nghiệm, thực hành vì khi di chuyển xa mất thời gian.

giữa các giáo viên trong tổ cho nên việc kiểm tra đánh giá công tác thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Nhân viên thiết bị chưa có chuyên môn về môn học cũng nghiệp vụ về công tác thiết bị giáo dục, giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm, thực hành còn thiếu nên nhân viên thiết bị của trường chủ yếu là thực hiện việc trông coi thiết bị và giao nhận thiết bị cho giáo viên mà chưa tham gia vào việc chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho giáo viên và học sinh trong các giờ thực hành thí nghiệm (ví dụ như chuấn bị dụng cụ, hoá chất cho môn Hoá, Sinh); việc sắp xếp, bảo quản cũng chưa đúng cách. (Đây là một hạn chế có nguyên nhân khách quan vì các trường trung học phố thông muốn tuyển nhân viên thiết bị theo yêu cầu của Bộ Giáo dục là phải có trình độ đạt chuẩn là Đại học, trong khi đó chưa có trường nào đào tạo chuyên ngành Đại học thiết bị, mới chỉ có cao đăng, hoặc trung cấp thiết bị bộ phận này lại không được phép tuyển dụng)

Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện cấm Mỹ chưa có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời, cũng chưa giao chỉ tiêu cho các tổ trong

công tác tự làm thiết bị dạy học vì vậy trong những năm qua trường chưa có một giáo viên nào đầu tư đê làm được những đồ dùng dạy học có giá trị sử dụng cao.

Khâu quản lý thiết bị của Hiệu trưởng các trường đôi khi còn bị buông lỏng. Khi các thiết bị hư hỏng, Hiệu trưởng cũng chưa có biện pháp đế tìm hiểu nguyên nhân, qui trách nhiệm thuộc về ai (do thiết bị khi mua kém chất lượng hay do khâu bảo quản, sử dụng...). Dan đến ý thức bảo quản thiết bị của giáo viên, nhân viên chưa cao, chưa tự sửa chữa được các hư hỏng nhỏ vì vậy các thiết bị hỏng ngày một nhiều.

70

2.2.4. Thực trạng công tác kiếm tra, đánh giá việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của các trường THPT huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

2.2.4.1. Thực trạng

Kiểm tra là khâu cơ bản, là nhiệm vụ thường xuyên của hiệu trưởng nhằm mục đích tăng cường hiệu lực quản lý của hiệu trưởng đối với công tác quản lý thiết bị dạy học. Đây là yếu tố kích thích, tư vấn, thúc đẩy việc quản lý thiết bị dục đạt hiệu quả cao. Trong các năm học vừa qua hiệu trưởng trường THPT Xuân Mỹ đã thực hiện các hình thức kiếm tra, giám sát công tác

quản lý và sử dụng thiết bị tại trường như sau:

Hiệu trưởng đã tố chức kiêm tra việc mua sắm thiết bị đã được ghi trong kế hoạch đầu năm học nhưng do nhà trường hiện nay chưa có Phó hiệu trưởng

phụ trách cơ sở vật chất nên khi nhận bàn giao thiết bị giáo dục hiệu trưởng thường phải kết họp với hiệu phó phụ trách chung, với tổ trưởng các tổ, nhân viên thiết bị của trường trực tiếp kiểm tra và nhận thiết bị khi các công ty

thiết

bị giao hàng cho trường.

Cuối tháng 12, hiệu trưởng thành lập ban kiếm tra tài sản, kiếm tra thiết bị giáo dục của trường gồm các thành viên như sau: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tố trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ hành chính, nhân viên thiết bị, bảo vệ, kế toán, văn thư để kiểm tra cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường trong năm (có báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo).

2.2.4.2. Phăn tích

Công tác kiểm tra việc mua sắm thiết bị đã được ghi trong kế hoạch đầu năm học của nhà trường và đã được thực hiện tốt về mặt số lượng, về kỹ thuật

lắp đặt, tuy nhiên nhà trường chưa kiểm tra được chất lượng của thiết vì thường thiết vị bàn giao có số lượng lớn, phải qua thời gian sử dụng vận hành mới có kết luận, đánh giá được.

Công tác kiểm tra thiết bị dạy học của hiệu trưởng các trường thường vào cuối năm (thường vào cuối học kỳ II và vào cuối tháng 12) được thực hiện theo đúng quy định, có lập biên bản kiểm tra về: chất lượng thiết bị, số lượng thiết bị hiện có, giá trị sử dụng còn lại của mỗi loại, số thiết bị hư hỏng cần thay thế, tình hình bảo quản và phục vụ của nhân viên thiết bị.

Trong quá trình kiểm tra tuy hiệu trưởng của các trường có ra quyết định thành lập ban kiếm tra nhưng các thành viên của ban hầu hết là giáo viên, tổ trưởng chuyên môn... nên chuyên môn về công tác thiết bị còn hạn chế, thời gian cho công tác kiểm tra chưa nhiều, cho nên quá trình kiểm tra còn sơ sài, nhiều khi chưa chính xác.

Công tác kiếm tra giáo viên sử dụng thiết bị dạy học chủ yếu còn dừng lại ở mức độ thống kê số lượt mượn thiết bị qua số ghi chép theo dõi của nhân

viên thiết bị, hiệu trưởng chưa trực tiếp đi dự giờ các tiết trên lóp mà giáo viên có sử dụng thiết bị trong các tiết học, đế có những đánh giá, nhận xét về hiệu quả sử dụng của các tiết thực hành có sử dụng thiết bị. Vì vậy vẫn còn tình trạng giáo viên đối phó bằng cách chỉ mượn thiết bị nhimg lên lớp lại không sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả gây tác dụng ngược.

72

khối lớp. Dan đến tình trạng có giáo viên thực hành nhiều, nhưng có một số giáo viên thực hành ít chưa đủ theo phân phối chương trình. Công tác kiêm tra cơ sở vật chất, kiếm tra thiết bị hàng năm nhà trường đều lưu lại biên bản nhưng công tác so sánh đối chiếu lại với những lần kiểm tra trước là không có.

Đánh giá chung:

Qua việc nghiên cứu lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường Trung học phổ thông mà tôi đã được học tại trường Đại học Vinh cũng như qua việc phân tích thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ thông huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, trong các năm học vừa qua thì đế tăng cường và từng bước đồng bộ hoá csvc - TBDH phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cần giải quyết các nội dung sau:

Thứ nhất, muốn công tác quản lý thiết bị giáo dục ở trường Trung học

phổ thông được tốt người hiệu trương phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thiết bị giáo dục trong nhà trường phố thông, trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu nhận thức được điều đó thì người hiệu trưởng sẽ hướng dẫn việc tố chức, thực hiện việc quản lý thiết bị trong nhà trường cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh của trường thực hiện tốt

Thứ hai, cần thực hiện đúng quy trình tố chức quản lý đối với thiết bị

giáo dục. Đặc biệt chú ý hai khâu tổ chức sử dụng, bảo quản và khâu kiếm tra đánh giá. Việc tổ chức sử dụng và bảo quản cần phải tiến hành đúng quy định,

phải được cụ thể hóa bằng kế hoạch và bằng lịch hoạt động, có phân công, trách nhiệm rõ ràng, hợp lý. Hiện nay khâu kiếm tra, đánh giá thường thực hiện chưa chặt chẽ ở các trường vì vậy cần phải chú trọng công tác kiểm tra đánh giá nhằm làm tốt công tác tư vấn, thúc đây, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Thứ ba, phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, thói quen,

kỹ năng sử dụng và bảo quản tốt thết bị giáo dục đối với đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng phải chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả giảng dạy.

Thứ tư, cần có sự quan tâm trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân

viên làm công tác thiết bị theo đúng tiêu chuẩn. Chỉ đạo nhân viên thiết bị thường xuyên sắp xếp ngăn nắp, khoa học thiết bị theo từng bộ môn, từng khối lớp. Báo cáo kịp thời những vướng mắc trong việc sử dụng, bảo quản, thiếu thốn thiết bị dạy học hoặc đề xuất thanh lý những thiết bị không còn sử dụng được, cập nhật sổ sách và các loại thiết bị khi mua sắm hoặc khi cho giáo viên mượn.

Thứ năm, có chế độ động viên khen thưởng kịp thời đối với những

nhân viên, giáo viên làm tốt công tác sử dụng, bảo quản cũng như tự làm đồ dùng dạy học đơn giản, hiệu quả nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của họ.

Kết luận chương 2

Trong các năm học vừa qua công tác quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật ở các trường THPT huyện cấm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều đổi mới và được thực hiện khá tốt, thẻ hiện ở một số mặt như: Hiệu trưởng đã có sự quan tâm và đầu tư trong công tác quản lý thiết bị giáo dục. Hiệu trưởng cũng đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc mua sắm trang thiết bị dạy học cho trường cho nên hiện nay thiết bị giáo dục của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu của công tác dạy và học. Công tác kiểm tra đánh giá thiết bị dạy học cũng được hiệu trưởng chỉ đạo, tiến hành một cách thường xuyên với nhiều hình thức (định kỳ, đột xuất...), để từ đó

74

nắm bắt được những thông tin cần thiết cho công tác quản lý thiết bị của nhà trường từ đó đưa ra các quyết định phù hợp nhất, phát huy được tính tích cực của việc sử dụng thiết bị trong công tác dạy và học.

Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số mặt chưa được thực hiện tốt, hoặc thực hiện chưa chặt chẽ, khoa học như: công tác Hiệu trưởng kiểm tra việc sử dụng hiệu quả các thiết bị hiện có của giáo viên trong các tiết dạy vẫn còn buông lỏng, công tác bảo quản, sửa chữa thiết bị hư hỏng chưa được quan tâm, công tác kiểm tra việc thực hiện các tiết thực hành,

các tiết có sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên theo phân phối chương trình cũng còn nhiều hạn chế. Các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức công tác TBDH. Chưa thấy hết vị trí, vai trò của thiết bị trong quá trình dạy học. Ở tầm vĩ mô chưa có chiến lược hữu hiệu về TBDH. Hiện nay các trường đang đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng đầu tư cho TBDH, một công cụ trợ giảng đắc lực thì còn rất hạn chế. Công tác thiết bị chưa được xem xét một cách hệ thống và có căn cứ khoa học. Việc cung cấp thiết bị chưa phù hợp vói nhu cầu thiết thực của hoạt động dạy học.

Trên cơ sở thực trạng về TBDH và quản lý, sử dụng TBDH ở các trường THPT trên địa bàn huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp quản lý TBDH nhằm góp phần quản lý, sử dụng TBDH của các nhà trường một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

Chương 3

MỌT Sớ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIÉT BỊ DẠY HỌC ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện cấm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w