Bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của phụ nữ nói riêng không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà là vấn đề chung của toàn nhân loại. Xuất phát từ thực tiễn, quyền của người phụ nữ nhất là đối với các quyền nhân thân đang bị vi phạm do sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra khắp nơi trên thế giới, cho nên vấn đề cốt lõi trong việc bảo đảm các quyền nhân thân cho phụ nữ chính là bảo đảm các quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Về vấn đề này, pháp luật quốc tế đã sớm cụ thể hóa và ghi nhận bằng trong các Văn kiện quốc tế về quyền con người cũng như quyền phụ nữ. Ngay từ khi mới thành lập Liên hợp quốc đã xác định rõ mục tiêu của họ là phấn đấu thực hiện việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Điều này thể hiện rõ trong Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc: “…Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con
người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Quyền bình đẳng này tiếp tục được phát
triển và khẳng định trong Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948).
“Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng loại, mầu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi
hay tình trạng khác”. Tiếp đó, các Văn kiện quốc tế về quyền con người khác
trong một chừng mực nhất định đều có sự đề cập đến quyền phụ nữ nói chung và quyền nhân thân của phụ nữ nói riêng: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa; Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị đều chỉ rõ: Các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên cả hai lĩnh vực dân sự cũng như chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng cũng có đã được đề cập trong các Văn kiện như :Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn 1957; Tuyên ngôn về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1967; Đặc biệt đáp ứng những yêu cầu khách quan trong việc bảo vệ các quyền nhân thân của người phụ nữ Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Hội đồng Liên hợp quốc đã được thông qua ngày 10/12/1979. Công ước đã đề cập một cách khá toàn diện đến các điều kiện đảm bảo thực hiện nam nữ bình đẳng và chỉ ra rằng sự “phân biệt đối xử” chính là nguyên nhân dẫn đến các quyền phụ nữ nói chung và quyền nhân thân của người phụ nữ nói riêng không được đảm bảo. Vì lẽ đó, việc quan trọng mà mỗi quốc gia thành viên cần phải thực hiện là phải loại bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ.
Thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ” theo tinh thần của Công ước CEDAW được hiểu là:“… bất kì sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở
giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và những quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự…” (Điều 1, Công ước CEDAW)
Với tinh thần đó, Công ước này đã có một hướng tiếp cận hòa toàn mới, Công ước CEDAW bảo đảm sự bình đẳng cho người phụ nữ bằng cách chỉ ra những lĩnh vực cụ thể có sự phân biệt đối xử với phụ nữ như lĩnh vực HN&GĐ, dân sự…Đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, do tác động của tôn giáo,
phong tục, tập quán nên sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ diễn ra phổ biến ở nhiều quốc gia. Công ước CEDAW chỉ rõ cần phải đảm bảo quyền bình đẳng thật sự cho người phụ nữ với phương thức: Bình đẳng nam nữ phải được ghi nhận dựa trên cơ sở sự khác biệt về giới và giới tính giữa nam và nữ và đồng thời chú ý đến tác động của tập quán như nguyên nhân cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ. Theo đó, các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân và quan hệ gia đình và đặc biệt, phải đảm bảo trên cơ sở bình đẳng nam nữ.
Trên cơ sở này, Công ước CEDAW xác định những biện pháp phù hợp nhằm xóa bỏ triệt để sự bất bình đẳng với phụ nữ mà nội dung là: Phải cụ thể hóa bằng pháp luật quyền bình đẳng giữa nam và nữ và bảo đảm thực tế bằng pháp luật trên thực tế. Thông qua pháp luật và các hình thức khác để trừng phạt nhằm ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Công ước CEDAW cũng đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia thành viên phải nhận thức đúng sự đóng góp của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực đồng thời xác định rõ mục tiêu hành động nhằm thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ. Điều đó cũng có nghĩa, các quốc gia thành viên Công ước phải thực hiện tốt việc “nội luật hóa” để đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, ta thấy được rằng Công ước CEDAW được ban hành với mục đích nhằm trao cho phụ nữ những quyền con người mà pháp luật quốc tế đã thừa nhận nhưng phụ nữ chưa được hưởng trên thực tế bởi họ phải chịu sự phân biệt đối xử. Chính vì vậy, nội dung quan trọng đầu tiên về quyền con người của người phụ nữ mà Công ước CEDAW ghi nhận và bảo vệ là quyền không bị phân biệt đối xử. Từ đó các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp thích hợp, và không chậm trễ, để xóa bỏ sự phân biệt đối với phụ nữ.
Trên cơ sở này những quy định về quyền nhân thân giữa vợ và chồng là cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân khi bị xâm phạm trên thực tế. Do đó, CEDAW còn được gọi là “Công
ước về phụ nữ” hay “Điều ước quốc tế về quyền phụ nữ”. Thực tế, Công ước quy định về những vấn đề sau:
- Quyền phụ nữ không chỉ về khía cạnh dân sự và chính trị mà còn về kinh tế, xã hội, văn hóa, gia đình. Người phụ nữ được cung cấp những thông tin riêng cho việc đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình, kể cả các thông tin về hướng dẫn kế hoạch hóa gia đình; quyền không bị phân biệt đối xử vì các lí do liên quan đến đặc trưng riêng biệt về giới tính; quyền của người phụ nữ có thai được bảo vệ đặc biệt; quyền được quan tâm, chăm sóc khi mang thai….( Điều 11, Khoản 2; Điều 12 Khoản 2)
- Người phụ nữ có quyền và trách nhiệm như nhau đối với người chồng trong mọi vấn đề liên quan đến con cái, trong mọi trường hợp thì lợi ích của con cái là điều quan trọng nhất ( Điều 16)
- Người phụ nữ được bình đẳng với người chồng trong việc tham gia bầu cử, ứng cử và tham gia những chức vụ trong bộ máy nhà nước (Điều 7) được bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào các vị trí của cơ quan dân cử, được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của Chính Phủ, tham gia các chức vụ của Nhà nước và thực hiện mọi chức năng cộng đồng ở tất cả các chính quyền.
- Người phụ nữ được tạo điều kiện trong nghề nghiệp, tham gia học tập cũng như được quyền tham gia vào các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặt của đời sống….
CEDAW là một văn kiện quốc tế quan trọng về quyền phụ nữ. Sớm nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của Công ước CEDAW ngày 29/7/1980 Việt Nam là nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước và là nước thứ 35 phê chuẩn Công ước (19/3/1982). Kể từ khi trở thành thành viên CEDAW, Việt Nam luôn thực hiện Công ước với tinh thần trách nhiệm cao, thể hiện cụ thể trong việc xây dựng pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật, chấp hành cơ chế giám sát quốc tế đảm bảo cho quyền bình đẳng của người phụ nữ càng được đề cao và nhất là bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng góp phần cải thiện vai trò và địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã
hội. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách về giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á theo báo cáo phát triển con người năm 2009 của Liên hợp quốc.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Chiến lược (giai đoạn 2011-2020), Chương trình mục tiêu quốc gia (giai đoạn 2011-2015) về bình đẳng giới. Đây là hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế về Công ước CEDAW và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về phụ nữ. Đây là một cơ sở vững chắc để chúng ta bảo vệ được tốt hơn nữa quyền của người phụ nữ nói chung và quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân nói riêng dưới góc độ bình đẳng giới.
Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ