Quyền được yêu thương, chung thủy

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 36 - 37)

Yêu thương, chung thủy giữa vợ và chồng là cái gốc để duy trì và phát triển hôn nhân hạnh phúc, tiến bộ và vững mạnh.

Trong từ điển Tiếng Việt thì “chung thủy” trong quan hệ vợ chồng là “Tình cảm trước sau như một, không thay đổi” còn “thương yêu” là “tình cảm

gắn bó tha thiết hết lòng quan tâm chăm sóc”. Tình yêu thương giữa vợ và

chồng là tình cảm gắn bó giữa hai người khác giới trong đời sống hôn nhân. Tình yêu thương và chung thủy của vợ chồng thường gắn bó và liên quan với nhau. Yêu thương là biểu hiện của lòng chung thủy, vợ chồng có yêu thương nhau thì mới giữ trọn lòng chung thủy với nhau. Khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:

“1.Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Nghĩa vụ chung thủy là yếu tố quan trọng để đảm bảo chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Người vợ và người chồng đều phải có nghĩa vụ chung thủy, không có sự phân biệt. Người chồng không còn tự do được lấy nhiều vợ, không được chà đạp lên tinh thần và thể chất người vợ như trong pháp luật phong kiến mà chỉ được quyền lấy một người phụ nữ trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bởi mục đích của hôn nhân dưới chế độ XHCN là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Để đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương và chung thủy với nhau. Ngoài ra, nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương giữa vợ và chồng cần bao gồm về cả mặt vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia

đình, của mỗi cá nhân. Về phương diện tình cảm, vợ chồng phải dành cho nhau sự thương yêu, chung thủy, đùm bọc lẫn nhau trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong hoàn cảnh đau ốm, gặp khó khăn. Nếu một trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai bên lại thể hiện tình yêu với người khác thì đó là biểu hiện của sự không chung thủy. Tuy nhiên, thực tế vẫn có hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy đối với người vợ mà khó có thể xác định được “ngưỡng” để áp dụng chế tài xử lý vi phạm, những hành vi đó cần phải được xác định như thế nào để đảm bảo được quyền lợi của người phụ nữ như trường hợp người chồng có quan hệ ngoài hôn nhân nhưng vẫn thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với người vợ, với gia đình.

Ví dụ, trong thực tế có trường hợp do người vợ bị bệnh liệt giường hoặc bị bệnh tâm thần, người chồng không muốn li hôn, vẫn tận tình chăm sóc vợ, nhưng lại muốn có một quan hệ ngoài hôn nhân để bù đắp những khoảng trống của mình.

Ở ví dụ trên khó có thể xác định “ngưỡng” để áp dụng chế tài xử lí hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy của người chồng cho dù hành vi có thể công khai hoặc bí mật nhưng dù diễn ra công khai hoặc bí mật song kéo dài liên tục và gây ra hậu quả nhất định cho người vợ, cho gia đình về vật chất hoặc tinh thần thì được coi là vi phạm nghĩa vụ chung thủy vợ chồng.

Tóm lại, thực hiện nghĩa vụ chung thủy là điều cần thiết để xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận và hạnh phúc. Do đó, các văn bản hướng dẫn cần quy định chi tiết và cụ thể về vấn đề này, xây dựng những cơ chế bảo vệ cần thiết cả về mặt xã hội và pháp lý nhằm bảo vệ chính đáng cho người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w