Quyền bình đẳng trong việc đại diện cho con

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 45 - 49)

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có những quy định cụ thể về việc đại diện cho con của người mẹ tại khoản 3 điều 69 và khoản 1, khoản 2, điều 73 như sau:

“3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.”

“1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Quy định trên đảm bảo quyền tự quyết, bình đẳng của người mẹ trong việc thực hiện việc đại diện cho con cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con.

Ví dụ: Người mẹ có quyền được đại diện cho con chưa thành niên trong việc tham gia các giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu của người con chưa thành niên như mua đồ dùng học tập, sách vỡ…

Nhìn chung, trong mối quan hệ đối với con để đảm bảo quyền của người phụ nữ thì pháp luật đưa ra những biện pháp pháp lý góp phần đảm bảo quyền của người mẹ, chẳng hạn như theo điều 13 Nghị định 110/2009 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình về hành vi ngăn cản việc thực hiên quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và con…như sau: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000

cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Quy định này tạo cho người phụ nữ được đảm bảo quyền nhân thân của mình trong mối quan hệ với các con, cũng như góp phần giải phóng phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.

2.2.2.2. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch

hóa gia đình

Theo quy định tại khoản 4 điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận:

“4. Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.”

Chính sách dân số là những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm giảm bớt tốc độ gia tăng dân số theo những mục tiêu nhất định. Chính vì vậy, “kế hoạch hóa gia đình” được xem như là một mục tiêu quan trọng trong chính sách dân số của Nhà nước ta,

Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp gia đình tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện xã hội.

Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và bảo vệ sự bình đẳng của người phụ nữ trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là nhằm bảo đảm quyền lợi của họ. Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc là mục tiêu mà mọi gia đình Việt Nam cần hướng đến. Theo đó, người phụ nữ sẽ không còn là chiếc “máy đẻ” với những

đe dọa về sức khỏe và tính mạng. Người chồng không thể buộc vợ phải sinh nhiều con mà “số con” là do hai vợ chồng quyết định sao cho đảm bảo việc nuôi dạy các con nên người. Theo đó, Pháp lệnh dân số số: 14/VBHN-VPQH

ngày 23 tháng 07 năm 2013 quy định tại Điều 10 “Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Do vậy, Quyền bình đẳng của

người phụ nữ đối với người chồng trong việc thực hiện chính sách dân số thể hiện ở việc: Ngưởi phụ nữ có thể cùng người chồng quyết định việc sinh con hay không, số lần sinh con, thời gian sinh con, có quyền được lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia định, không chỉ áp dụng biện pháp tránh thai đối với người vợ mà còn cả đối với người chồng, để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người vợ. Chính vì vậy, kế hoạch hóa gia đình là không chỉ là việc của người vợ mà có sự hợp tác và trách nhiệm của cả vợ và chồng.

Tuy nhiên, trong đời sống thực tại của một bộ phận nhỏ gia đình hiện nay thì chúng ta thấy vẫn còn tồn tại những tư tưởng gia trưởng, lạc hậu lâu đời. Chính vì lẽ đó mà người phụ nữ vẫn còn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về thể xác cũng như tinh thần về quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Ví dụ: “Chị tên là Nguyễn Thị Bé, 32 tuổi, quê ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Chị có tất cả 3 em trai. Ngay từ nhỏ, chị luôn đóng vai ô-sin trong nhà. Tuổi thơ của chị là những tháng ngày thèm thuồng nhìn bố mẹ cưng các em trai như trứng mỏng. Những gì đẹp đẽ nhất, họ đều dành hết cho con trai.

Thậm chí, chỉ cần chị làm cậu út giận dỗi là lập tức bị bố la mắng như tát nước hoặc phạt nhịn đói nửa ngày. Lớn lên, chị mong sau này lấy chồng sẽ sinh toàn con trai cho... hả giận!

Sau khi tốt nghiệp đại học, chị kết hôn. Bất hạnh thay, chị lại chọn phải người chồng cũng có tư tưởng trọng nam khinh nữ dù anh ta cũng đã tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ.

Lúc chị sinh đứa con gái đầu tiên, anh chỉ vào bệnh viện hỏi mấy câu rồi quày quả bỏ về. Một mình chị loay hoay với đứa con nhỏ trên tay cả năm trời.

Lần mang thai thứ hai, sau khi đã áp dụng đủ phương pháp, đích thân anh chở chị đi siêu âm. Khi biết bào thai là gái, anh cứ hỏi đi hỏi lại bác sĩ rằng có khi nào kết quả bị nhầm.

Dù bác sĩ đã khẳng định là đúng nhưng chồng chị vẫn không tin. Anh cấp tốc đưa vợ lên TP.HCM đi siêu âm ở ba nơi khác nhau cho “chắc ăn”. Khi biết kết quả không thay đổi, anh tỏ ra chán nản đến độ không thèm quan tâm, chăm sóc vợ con khi thai nghén.

Anh giải thích việc này: “Các em của anh, ai cũng sinh được con trai. Làm anh mà chẳng có mụn nào nối dõi thì nhục không chịu nổi!”.

Lần thứ ba chị mang thai lại vẫn là gái. Anh bắt vợ hủy thai, chị không đồng ý. “Chính vì vậy mà tôi sinh đã 3 ngày rồi nhưng mặt con bé thế nào ổng cũng không thèm quan tâm”, chị vừa nói vừa đưa tay quệt nước mắt.” (25)

Kế hoạch hóa gia đình là mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân số. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đảm bảo quyền của người phụ nữ trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, biện pháp pháp lý đưa ra là những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo được quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Khoản 7 điều 40 Luật bình đẳng giới quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm “a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.”

Ngoài ra, theo QĐ số 28/2014/QĐ-UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về quyết định ban hành quy định một số chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình về Điều 7 quy định về xử phạt vi phạm chính sách dân số

1. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức:

Nếu trong năm có người vi phạm sinh con thứ ba trở lên sẽ xem xét khi công nhận các danh hiệu thi đua khen thưởng và không công nhận đơn vị văn hóa. Đối với các tổ chức Đảng, Đoàn thể có người vi phạm sinh con thứ 3 trở lên, đề nghị xem xét không công nhận các danh hiệu theo quy định của Đảng, Đoàn thể.

2. Đối với thôn, bản, tổ dân phố, khu vực, xã, phường, thị trấn: Xét công nhận đơn vị đạt chuẩn văn

hóa

Không xét công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Đối với thôn, bản có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của

năm trước ở mức

Đối với tổ, khu vực có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên

của năm trước ở mức

Đối với thôn, bản có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của năm xét

công nhận

Đối với tổ, khu vực có tỷ lệ sinh con thứ

ba trở lên của năm xét công nhận Dưới 12% Dưới 7% Tăng trên mức 12% Tăng trên mức 7% Từ 12% đến 20% Từ 7 đến 15% Giảm dưới 0,5%

Trên 20% Trên 15% Giảm dưới 1%

3. Đối với gia đình: Nếu trong năm có người vi phạm sinh con thứ ba trở lên thì không công nhận gia đình văn hóa.

Như vậy, để phát huy hiệu quả về cơ chế bảo vệ quyền của người phụ nữ việc thực thi các biện pháp pháp mà hơn hết nâng cao tránh nhiệm của từng thành viên trong gia đình mà đặc biệt là trách nhiệm của người chồng đối với người vợ là thật sự cần thiết trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ.

2.2.2.3. Quyền được đại diện của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng

Trong cuộc sống không phải bất cứ khi nào người chồng cũng trực tiếp tham gia các giao dịch dân sự, nhất là trong trường hợp người chồng bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc người vợ được quyền đại diện tham gia các giao dịch dân sự là thật sự cần thiết trong đời sống gia đình. Vì vậy, quyền được đại diện của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng có ý nghĩa thiết thực đối với người phụ nữ, đảm bảo quyền tự quyết, sự bình đẳng đối với người chồng trong các giao dịch dân sự cũng như tạo cơ chế đồng bộ trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w