Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 49 - 52)

Đại diện được hiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLDS năm 2005 đó là :

Việc một người (sau đây được gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Theo đó Luật HN&GĐ năm 2000 quy định

vấn đề đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trên cơ sở phù hợp với BLDS năm 2005, bao gồm đại diện ủy quyền và đại diện theo pháp luật.

Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện giữa vợ và chồng tại khoản 2, khoản 3 điều 24 của Luật như sau:

“2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”

Pháp luật Việt Nam thừa nhận vợ chồng có quyền đại diện cho nhau trước pháp luật. Đại diện giữa vợ chồng được hiểu là một bên chồng hoặc vợ (người đại diện) nhân danh vợ hoặc chồng mình (người được đại diện) xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch trong phạm vi thẩm quyền.

Quyền đại diện giữa vợ và chồng đối với nhau là bình đẳng. Đây là một trong những quyền phản ánh cao nhất bình đẳng giữa vợ và chồng. Việc thừa nhận và thực hiện quyền đại diện giữa vợ và chồng có ý nghĩa to lớn xét trên cả khía cạnh xã hội và pháp lý, góp phần xóa bỏ quy định của pháp luật phong kiến coi người chồng là chủ gia đình, còn người vợ không có năng lực pháp lý trong gia đình. Mặt khác, đại diện sẽ là phương thức pháp lý cần thiết để đảm bảo giao dịch dân sự được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo lợi ích của người vợ.

Trong cuộc sống gia đình, để đảm bảo cho những nhu cầu của gia đình đòi hỏi vợ, chồng phải tham gia các giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 121 của BLDS năm 2005 là “ hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn

phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” .

Chính vì vậy, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc quyết định thực hiện các giao dịch dân sự. Theo đó, người vợ được phép đại diện cho người chồng trong những giao dịch dân sự. Điều này thể hiện rõ ràng trong trường hợp người chồng đi làm ăn xa chỉ có người vợ ở nhà có quyền được đại diện cho người chồng trong việc thực hiện các giao dịch

Ví dụ: Người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn, sản xuất kinh doanh nếu người chồng đã có văn bản ủy quyền cho người vợ thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung trong lúc người chồng đi vắng.

Vấn đề đại diện theo pháp luật cũng được đặt ra khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo khoản 3 điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định :

“3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”

Khoản 1 điều 22 BLDS năm 2005 quy định:

“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có

quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”

Như vậy, theo cơ sở pháp lý của điều luật trên thì khi người chồng mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ tạo điều kiện để người vợ thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người chồng cũng như của bản thân và các nhu cầu chung của bản thân.

Ví dụ: Trường hợp vợ chồng anh A và chị B đã kết hôn được 20 năm. Nay vì nợ nần chồng chất nên chị B muốn bán căn nhà để trả nợ nhưng người anh A bị mất năng lực hành vi dân sự. Thì trường hợp này chị B vẫn có thể được đại diện cho cả người chồng thực hiện thủ tục bán nhà.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w