Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 88 - 90)

Phạm vi đại diện chưa được mở rộng chủ yếu là vấn đề đại diện liên quan đến tài sản, các giao dịch dân sự, còn phạm vi đại diện đến các quyền nhân thân như chăm sóc, giáo dục con khi người còn lại bị hạn chế quyền đối với con như người mẹ đang chấp hành hình phạt tù ….nhằm đảm bảo quyền lợi của con còn hạn chế.

Ngoài ra, trong thực tiễn cuộc sống hiện nay, mặc dù nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong gia đình và các quyền cơ bản của người phụ nữ trong gia đình được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật, nhưng trên thực tế trong lĩnh vực đứng tên giấy sở hữu, quyền sử dụng một số tài sản chưa thực sự được bảo vệ hợp lý, người phụ nữ chưa được tôn trọng cao, chưa được đảm bảo quyền tự quyết, bình đẳng của mình trong việc đại diện chồng tham gia các giao dịch dân sự, xét dưới góc độ bình đẳng giới.

Bảng 3.5: Tỷ lệ người đứng tên giấy sở hữu/ quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn

Đơn vị tính % Tài sản Thành thị Nông thôn Vợ Chồng Vợ và chồng Vọ Chồng Vợ và chồng Nhà/ đất ở 20,9 61,1 18,0 7,3 88,6 4,2 Đất canh tác/ đất đồi rừng 15,2 76,9 7,9 8,0 87,2 4,8 Cơ sở SXKD 53,0 40,0 6,9 31,4 62,4 6,2 Ô tô 25,0 75,0 0,0 18,2 77,7 4,0 Xe máy 12,1 67,9 20,0 8,0 87,8 4,2 Ghe/thuyền máy 2,2 79,2 18,7 2,8 92,5 4,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra quốc gia về gia đình Việt Nam năm 2006 (35)

Như vậy, thông qua số liệu của điều tra quốc gia về gia đình năm 2006 thì tỷ lệ người phụ nữ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành thị là 20,9%, ở nông thôn là 7,3%. Như vậy, chúng ta thấy được rằng trong quyền đại diện của người phụ nữ chưa được bình đẳng và chưa có tiếng nói, quyền quyết định trong gia đình trong việc quyết định các vấn đề liên quan có liên quan đến kinh tế. Bởi lẽ, thông thường những người đứng tên trên quyền sở hữu tài sản sẽ có quyền quyết định cao hơn đối với loại tài sản đó. Vì vậy, cần thiết phải có các quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.Theo số liệu từ cuộc khảo sát “Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ nhìn từ thực trạng giấy chứng nhân quyền sử dụng đất” do Tổ chức nghiên cứu phát triển Action Aid Việt Nam thực hiện vào năm 2010 thì kết quả cho thấy chỉ có khoãng 3-5% số hộ gia đình được cấp “sổ đỏ” có tên cả hai vợ chồng. (Cuộc khảo sát được tiến hành tại Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Thuận, Gia Lai, Trà Vinh và Vĩnh Long). Người dân ở sáu tỉnh này chưa hiểu hoặc hiểu rất ít về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hai người và gia đình có chồng đại diện là đủ. Kết quả khảo sát của tổ chức Action Aid cho thấy, do thiếu hiểu biết, người phụ nữ không dám hỏi chồng về quyền chủ hộ của gia đình, có trường hợp người phụ nữ nghĩ rằng việc đứng ngang tên trong “sổ đỏ” là điều bất bình thường. Người đại diện Action Aid Việt Nam cho rằng, ngoài hạn chế trong nhận thức của người phụ nữ thì trong một số gia đình, người chồng chưa tạo điều kiện để người vợ được có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đó là những ông chồng gia trưởng. Kết quả khảo sát cho thấy điều khiến cho phụ nữ chưa biết đến quyền lợi của mình trong việc đảm bảo quyền tự quyết, bình đẳng cho người phụ nữ là do chính quyền địa phương chưa tuyên truyền cho họ hiểu…

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 88 - 90)