Cơ sở pháp lý về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 33 - 35)

ĐÌNH NĂM 2014

2.1. Cơ sở pháp lý về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng nhân thân giữa vợ và chồng

Như đã trình bày ở chương 1, việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng có cơ sở là quyền con người và quyền bình đẳng giới. Đây là cơ sở ban đầu cho việc thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc về việc quy định quyền của người phụ nữ cũng như bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân. Trên cơ sở đó, vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được ghi nhận cụ thể trong pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng.

Trong Hiến pháp năm 2013 vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ được thể hiện ngay trong quy định mang tính nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Điều 36 quy định:

“1 Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện,

tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.

2 Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”

Hiến pháp 2013 đã có quy định trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ đó là sự ghi nhận “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của phụ nữ”. Với quy định này thì người phụ nữ cần phải được đảm bảo quyền lợi của mình trên mọi lĩnh vực, nhất là trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp thì BLDS năm 2005 đã có sự quy định về quyền của người phụ nữ tại Điều 40 Mục 2 Quyền nhân thân như sau:

“ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”

Luật HN&GĐ năm 2014 với tư cách là đạo luật quy định trực tiếp, cụ thể về quan hệ hôn nhân và gia đình đã đưa ra nhiều quy định liên quan đến quyền của người phụ nữ cũng như những bảo đảm trong việc thực hiện quyền của họ. Trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, Luật quy định: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” ( khoản 1 Điều 2) và “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.” (khoản 4 Điều 2). Các nguyên tắc cơ bản này tạo nền tảng

pháp lý cho việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở đó, Luật hôn nhân và gia đình năm cụ thể hóa quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng từ Điều 17 đến điều 27 của luật.

Ngoài ra, các quy định trong các văn bản pháp luật liên quan như Luật bình đẳng giới năm 2006 đã có những quy định trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong các lĩnh

vực của đời sống xã hội và gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó và không bị phân biệt đối xử về giới. Theo đó, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 18 như sau:

“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhautrong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việcbàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.”

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w