Đảm bảo trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 56 - 59)

- Các trường hợp đại diện của người phụ nữ

2.2.2.4. Đảm bảo trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện

một bên thực hiện

Theo quy đinh tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

“Nghĩa vụ dân sự liên đới” theo BLDS 2005 quy định : “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ rằng buộc vợ, chồng bởi “trách nhiệm dân sự liên đới” chứ không phải “nghĩa vụ dân sự liên đới”. Bởi vì, đối với quan hệ

vợ chồng, các nhà làm luật muốn nhấn mạnh sự tự nguyện, tự giác, có trách nhiệm với nhau giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự do một bên thực hiện. Tuy nhiên, trong quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng thì có coi “trách nhiệm liên đới” và “nghĩa vụ liên đới” là hai khái niệm đồng nhất.

Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng chỉ phát sinh theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2014 khi thực hiện các giao dịch đáp ứng nhu cầu cần thiết hoặc hoặc các giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại Điều 24, 25, 26, khoản 1 điều 30 và điều 37 của Luật HN &GĐ năm 2014. Trong đó, theo khoản 1 điều 30 thì “nhu cầu thiết yếu” được hiểu theo khoản 20 điều 3 đó là:

“20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”.

Trong cuộc sống và sinh hoạt gia đình, để đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của các thành viên, việc vợ và chồng phải tham gia giao kết nhiều loại hợp đồng dân sự với các chủ thể khác. Pháp luật cũng không thể kiểm soát mỗi khi giao kết hợp đồng phải có sự thỏa thuận của hai bên vợ, chồng. Vì vậy, mặc dù giao dịch đó chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba nhưng vẫn được thừa nhận là phù hợp với pháp luật, người vợ hoặc người chồng kia không thể tuyên bố hợp đồng này là vô hiệu với lý do là chưa có sự đồng ý của mình. Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng chỉ phát sinh khi có

một trong các điều kiện là đáp ứng “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Theo quy định trên hiểu “nhu cầu thiết yếu của gia đình” trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, là nhu cầu nhằm đảm bảo cuộc sống chung hằng ngày của gia

đình, nhu cầu về ăn, ở, học hành, mua sắm những đồ dùng sinh hoạt cần thiết của vợ, chồng, con cái…Khi vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch có liên quan đến những nhu cầu đó thì mặc nhiên được coi có sự thỏa thuận trước của người còn lại. Vì thế, pháp luật rằng buộc trách nhiệm bằng tài sản chung của vợ chồng trong những giao dịch được coi là phục vụ những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

Thứ hai, những nhu cầu không phải là thường xuyên mà phát sinh một

cách tức thời và cần giải quyết một cách cấp bách. Ví dụ như nhu cầu chữa bệnh cho con cái, ông bà. Trong trường hợp này, không có sự thỏa thuận trước của vợ, chồng nhưng pháp luật vẫn coi đó là trách nhiệm chung của chồng nên rằng buộc vợ, chồng bằng trách nhiệm tài sản chung.

Trong cả hai trường hợp trên, giao dịch được xác lập do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhưng pháp luật rằng buộc trách nhiệm của cả hai vợ chồng nên vợ chồng chịu trách nhiệm bằng tài sản chung. Bởi vì, các giao dịch trên là vì mục đích chung của gia đình chứ không phải vì lợi ích riêng của vợ hoặc chồng. Trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để chịu trách nhiệm liên đới thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mỗi người. Điều đó cũng sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của người thứ ba khi tham gia xác lập giao dịch với một bên vợ hoặc chồng.

Quy định về trách nhiệm liên đới của vợ và chồng khắc phục được tình trạng thường xảy ra trên thực tế: đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của vợ và chồng đối với công việc gia đình. Đôi khi vợ và chồng tự mình thực hiện những giao dịch dân sự vì hoạt động chung thiết yếu của gia đình, nhưng khi trách nhiệm

phát sinh người chồng hoặc người vợ lại không chịu chia sẻ trách nhiệm , không có sự hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau trong cuộc sống gia đình. Chính vì thế, quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 là hoàn toàn phù hợp với truyền thống yêu thương, quý trọng, hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số trường hợp một trong hai bên đã lợi dụng quy định trên của pháp luật để trốn tránh trách nhiệm hoặc gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của vợ và chồng. Vợ, chồng chỉ chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản chung nếu như một trong hai người xác lập một giao dịch hợp pháp liên quan đến “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Vì vậy, quy định hướng dẫn như thế nào được hiểu là “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” là điều rất cần thiết cho việc áp dụng pháp luật trong thực tế.

Như vậy, trách nhiệm liên đới của vợ, chồng là một quy định rất quan trọng và cần thiết, nhằm rằng buộc trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, vừa đảm bảo cuộc sống gia đình vừa đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện.

Nhìn chung, quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân gắn với tài sản bao gồm quyền được đại diện của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng và quyền của người phụ nữ trong tránh nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện là những quyền của phụ nữ dưới góc độ bình đẳng dưới, theo đó các biện pháp pháp lý đưa ra thiết chế của các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là những nền tảng vững chắc để đảm bảo và năng cao quyền của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w