Quyền được tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 69 - 73)

- Các trường hợp đại diện của người phụ nữ

2.2.2.7. Quyền được tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng

Điều 22 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như sau:

“Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.”

Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều người coi là một quyền cơ bản của con người.

Theo Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, tự do tín ngưỡng được định nghĩa là: "Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tín ngưỡng; quyền này

bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập”

Như vậy, có thể hiểu “Tự do tín ngưỡng, tôn giáo” là quyền được thực hiện các hành vi tôn giáo, theo đuổi một tín ngưỡng của một cá nhân một cách tự do.

Tại Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và trở thành quyền công dân được quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không

theo một tôn giáo nào”. Đồng thời, được BLDS năm 2005 đã ghi nhận tại Điều

47 với tư cách là quyền nhân thân thể hiện một chiều sâu mới trong quan niệm nhân quyền

“1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác”

Kế thừa những quy định trên, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 đã quy định về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo tại điều 22 như sau: “Vợ, chồng có

nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.”. Theo quy định

này thì người phụ nữ được đảm bảo quyền lựa chọn tự do, tín ngưỡng, tôn giáo trong quan hệ vợ chồng. Luật HN&GĐ đảm bảo sự bình đẳng của người vợ về quyền lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền tự do, tín ngưỡng của mỗi công dân. Xét ở khía cạnh này, thì việc ghi nhận quyền và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo còn được coi cơ sở cho sự đảm bảo bình đẳng về giới.

Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người vợ cũng có nghĩa là tôn trọng “đời tư” của vợ. Trong cuộc sống vợ chồng việc tôn trọng ấy không chỉ là nghĩa vụ của người chồng đối với người vợ mà còn là “yêu cầu” cần thiết để quan hệ hôn nhân hạnh phúc. Theo đó, quyền được tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của người phụ nữ được Luật HN&GĐ quy định với các nội dung sau đây:

+ Người phụ nữ có quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong việc theo

hoặc không theo một tôn giáo nào.

Theo quy định này thì người vợ được quyền bình đẳng với người chồng trước pháp luật trong việc theo hoặc không theo một tôn giáo nào, được phép tự do hoạt động tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thần thánh, những biểu tượng có tính truyền thống, các hoạt động tín ngưỡng dân gian. Chính vì vậy, theo quy định này thì người vợ khi thực hiện “quyền tự do” lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình cũng phải thật “mềm dẻo” và đặc biệt là phải làm thế nào nào kết hợp hài hòa giữa “đạo” và “đời” vừa đảm bảo thực hiện quyền tự do của mình song cũng không ảnh hưởng đến người chồng, đến gia đình.

Quyền tự do thực hành tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo được tôn trọng và bảo đảm. Thực tiễn cho thấy các lễ hội lớn, chẳng hạn các ngày lễ lớn hàng năm của nhiều tôn giáo, như lễ Nô-el của Công giáo, lễ Phật đản của Phật giáo, và hàng loạt các ngày lễ của các tôn giáo khác đều được long trọng diễn ra sự tham gia của hàng vạn tín đồ. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc hay Đại lễ Vesak 2014 là một lễ hội Phật giáo lớn của Liên hợp quốc. Đây vốn là một sự kiện thường niên có quy mô lớn nhất trong hệ thống các lễ hội Phật giáo trên thế giới. Lễ hội năm 2014 được tổ chức là lần thứ 11 được lồng ghép cùng với Hội thảo Phật giáo quốc tế do Việt Nam đăng cai được diễn ra tại chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình, từ ngày 7 – 12/5/2014. Từ tháng 9- 2006 đến nay, Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động tôn giáo, công nhận về mặt tổ chức theo quy định của pháp luật cho 13 tổ chức tôn giáo. Đến nay, đã có 33 tổ chức tôn giáo đã được cấp đăng kí và công nhận. Có thể thấy rằng, nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quan tâm và bảo vệ bằng các quy định của pháp luật. Các quy định pháp luật đó góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi

dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách nhà nước

Quy định này có nghĩa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải theo đúng quy định của pháp luật, không được lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan.

Thực tế cũng cho thấy rằng, trong đời sống thực tại ngày nay trong một bộ phận nhỏ gia đình Việt Nam thì vẫn tồn tại không ít trường hợp người vợ phải miễn cưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó, do chịu sức ép nhất định từ phía gia đình chồng hoặc người vợ bị hạn chế trong quyền được

sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ, như quyền tự do sinh hoạt tâm linh của người phụ nữ trong gia đình còn hạn chế. Nhiều gia đình người chồng gia trưởng không cho phép người vợ được lập bàn thờ mẫu ngoài trời hoặc đi chùa cúng bái….Vì vậy, các biện pháp pháp lý đưa ra tạo cho người phụ nữ được đảm bảo quyền bình đẳng đối với người chồng trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, khoản 1 điều 129 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân như sau: “Người nào có hành vi cản trở công

dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người phụ nữ xuất phát từ nhóm quyền cơ bản của công dân. Biện pháp pháp lý đưa ra đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện trên thực tế. Đây cũng là một nội dung về giải phóng phụ nữ và đảm bảo về bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w