Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 104 - 108)

- Quyền của người phụ nữ khi li hôn

3.2.3.Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật.

Để pháp luật đi vào cuộc sống và quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thực hiện được bảo vệ, phát huy hiệu quả trên thực tế thì một trong những biện pháp hết sức quan trọng đó là đảy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để toàn xã hội cũng như bản thân người phụ nữ được năng cao nhận thức tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung đã được Đảng và Chính phủ quan tâm, coi là “ một phần của công tác giáo dục chính trị tư tưởng”

( Chỉ thị số 32 – CT/TƯ ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ:

Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc .

Trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và cho phụ nữ nói riêng là của cả hệ thống chính trị, trước hết thuộc về chính quyền các cấp, trong đó cơ quan tư pháp là đầu mối tham mưu và triển khai thực hiện. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến phụ nữ nhằm bảo vệ quyền của người phụ nữ nhất là quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nên chăng cần triển khai theo hướng sau:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuyên truyền có hiệu quả Luật phổ biến và giáo dục pháp luật, chỉ đạo ngành Tư pháp phối hợp với Hội phụ nữ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nhất Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới….

Chính phủ đã thành lập “Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật của Chính phủ” – là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban,

ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật….Trong thời gian tới, để có thể nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật, đề nghị Hội đồng này tiếp tục duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đoàn thể, tổ chức đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ, bám sát vào những văn bản vốn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng…Đồng thời tuyên truyền tốt hai văn bản quan trọng được Chính phủ ban hành gần đây: Chiến lược về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

Đối với ngành Tư pháp – cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – cần phát huy hơn trách nhiệm của mình trong việc tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Có như thế mới góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của chính bản thân của phụ nữ, người chồng trong gia đình trong việc tự ý thức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, cũng như thuyết phục, vận động những người xung quanh mình lên án, chống lại những hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ.

Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. Nâng cao vai trò hoạt động của mô hình Câu lạc bộ “ Phụ nữ với pháp luật”, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý…nhằm lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đến từng địa bạn khu dân cư và từng chị em phụ nữ. Tiếp tục hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, kết hợp trợ giúp pháp lý cho phụ nữ ở cơ sở.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tư pháp, đặc biệt am hiểu về các vấn đề phụ nữ, về quyền bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình. Mở rộng và tăng cường đội ngũ cộng tác viên pháp luật, có chính sách để thu hút các chuyên gia pháp luật, luật sư….tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nói riêng.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật quyền của người phụ nữ và thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, cán bộ tuyên truyền cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như sau:

Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chính sách, pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình, ví dụ các lớp bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở….

Thực hiện tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua việc biên soạn tờ rơi, tài liệu, sách cẩm nang, băng, đĩa phản ánh thực tế kết quả bảo vệ quyền của người phụ nữ.

Ngoài ra nên lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, các buổi họp của các đoàn thể quần chúng ở cơ sở….

Cần đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cho cả hai giới nam và nữ, cho cả cộng đồng các nội dung về vị thế, vai trò của phụ nữ về giới, bình đẳng trong gia đình, ngoài xã hội. Cần tuyên truyền giúp họ hiểu được vấn đề: phải nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ, cho các thành viên trong gia đình bởi vì trình độ học vấn luôn đóng vai trò quyết định và tỷ lệ thuận với những tiến bộ, những giá trị mới của mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình. Trình độ học vấn sẽ làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của các thành viên trong gia đình.

C: KẾT BÀI

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Đặc biệt, các quy định về nhân thân của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và quan trọng hơn là đã tạo cho người phụ nữ có những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ nhân thân với người chồng, đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình. Mặc dù, thực tế vẫn còn tồn tại một số vướng mắc từ cơ chế pháp lý cũng như quan niệm xã hội nhưng người phụ nữ vẫn hiểu biết quyền lợi của

mình, bổn phận của mình và đóng góp to lớn cho việc xây dựng, phát triển, gìn giữ tổ ấm của mình, đóng góp lợi ích vật chất to lớn cho xã hội.

Vì vậy, để đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và khắc phục những tồn đọng, vướng mắc về việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và từng bước phát triển nội dung của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ đòi hỏi phải có những biện pháp khả thi trong thực tiễn. Những giải pháp đặt gia phải xuất phát từ những nhân tố, những chế định, những điều kiện thực hiện quyền con người trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể để tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Như vậy, việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một đòi hỏi thiết thực hiện nay. Phải làm thế nào để quyền của người phụ nữ được đảm bảo thực hiện trên thực tế, mọi lúc, mọi nơi. Đó chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 104 - 108)