- Các trường hợp đại diện của người phụ nữ
2.2.2.5. Quyền của người phụ nữ trong việc lựa chọn nơi cư trú
“Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.”
Đây là sự kế thừa và phát triển quy định tại Điều 13 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2000 trong đó Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận...” thay vì “do vợ chồng lựa chọn” theo Luật HNGĐ 2000. Với quy định này một lần nữa thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng đối với mọi việc trong cuộc sống chung của vợ chồng, nhằm nhấn mạnh và nâng cao sự tôn trọng và ý thức việc tôn trọng nhau giữa vợ và chồng quan trọng là xóa bỏ quan niệm phong kiến “thuyền theo lái gái theo chồng” thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ trong xã hội cũ.
Theo phong tục của người Việt Nam, thường sau khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ chồng về chung sống với nhau trong một nhà, do đó họ có “nơi cư trú
chung”. Vì vậy, nơi cư trú chung của vợ chồng “là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống” ( Khoản 1 Điều 55 BLDS năm 2005). Tuy nhiên, có trường hợp
vợ, chồng không ở cùng nhau thường xuyên, nhưng họ vẫn có cuộc sống chung ở nơi ở riêng của một trong hai người hoặc nơi khác do vợ chồng lựa chọn, phù hợp với hoàn cảnh, sự nghiệp của vợ và chồng. Nơi cư trú của vợ chồng phải do cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận lựa chọn, sự lựa chọn này không phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương, vào địa giới hành chính hoặc sự định đoạt của người chồng hoặc người thứ ba. Vì vậy,vợ chồng cần lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc của vợ chồng. Vợ chồng có thể cùng nhau bàn bạc quyết định “tạo dựng” một nơi ở mới mà không ở cùng với gia đình chồng hay gia đình vợ, hoặc có thể lựa chọn việc chung sống cùng gia đình chồng hoặc gia đình vợ …điều đó tùy thuộc vào sự “lựa chọn” của vợ, chồng chứ không ai có thể áp đặt cho họ. Chính vì vậy, người chồng cũng không buộc phải ở nhà vợ ( gửi rể ) nếu người chồng không muốn, và người vợ cũng không nhất thiết phải về ở nhà chồng. Sự “độc lập” tương đối của vợ, chồng một mặt
là đảm bảo sự bình đẳng về quyền lựa chọn chỗ ở cho vợ, chồng mặc khác nó cũng có tác dụng tích cực đối với đời sống HN-GĐ, tạo điều kiện để vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Thực tế hiện nay, một số dân tộc thiểu số vẫn còn chưa đảm bảo quyền lựa chọn nơi cư trú nhất là đối với phụ nữ do một số phong tục tập quán lạc hậu lâu đời vẫn còn tồn tại. Ví dụ: Một số dân tộc thiểu số ở nước ta, người dân vẫn
còn phong tục “bắt vợ” ( dân tộc Mèo ở Tây Bắc).
Như vậy, việc loại bỏ những quan niệm cổ hũ, lạc hậu, những phong tục không phù hợp với truyền thống dân tộc là điều hết sức cần thiết trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ nói riêng và việc xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa nói chung. Điều 11 Nghị định số 32/2000/NĐ –CP quy định về việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số đã quy định:
“ 1. vợ, chồng tự lựa chọn, thỏa thuận với nhau về việc ở riêng hoặc ở chung với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng, không bị rằng buộc bởi phong tục, tập quán. Sau khi kết hôn vợ, chồng có quyền chung sống với nhau, không ai được ngăn cản
2. Các phong tục, tập quán ở dâu hoặc ở rể thì chỉ được áp dụng khi phù hợp với nguyện vọng lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng”
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu vì những lí do nhất định, người vợ không thể lựa chọn một “nơi cư trú chung” thì vợ có quyền tự lựa chọn nơi cư trú cho mình để đảm bảo một cách thuận tiện cho sinh hoạt của họ theo quy định của BLDS năm 2005 “vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có
thỏa thuận” (khoản 2 Điều 55). Mặc dù, hai vợ chồng không có cùng nơi cư trú
Một vấn đề cần lưu tâm là trường hợp khi người chồng lợi dụng quy định
“vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận” để không thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhau thì vấn đề này cần phải được quy định rõ ràng để đảm bảo được quyền và lợi ích của người phụ nữ.
Tóm lại, quyền lựa chọn nơi cư trú của người phụ nữ là một nội dung nằm trong quyền bình đẳng của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng và sự ghi nhận bằng pháp luật quyền bình đẳng này đã đưa người phụ nữ thoát khỏi sự ràng buộc từ việc phân biệt đối xử của phong tục tập quán, giúp họ có được sự “độc lập” trong gia đình. Đó chính là sự khác biệt của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến.