Quyền của người phụ nữ trong việc li hôn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 73 - 79)

- Các trường hợp đại diện của người phụ nữ

2.2.2.8.Quyền của người phụ nữ trong việc li hôn.

Theo quy định tại khoản 14 điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được bởi vì khi quan hệ giữa vợ và chồng trở nên mâu thuẫn họ không còn tình cảm với nhau nữa thì việc kéo dài tình trạng hôn nhân đó không còn ý nghĩa gì nữa. Đặc biệt, đối với người vợ thì tình trạng hôn nhân như vậy chính là sự hành hạ, dày vò về mặt tinh thần mà không dễ gì họ vượt qua. Vì vậy, đảm bảo quyền tự do ly hôn cho người vợ thực chất là góp phần giải phóng phụ nữ.

Theo đó, quyền bình đẳng của người vợ đối với người chồng khi ly hôn thể hiện ở việc:

Người phụ nữ có quyền được nộp đơn xin ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và hạnh phúc hôn nhân không đặt được, hoặc trường hợp người chồng bị tòa án tuyên bố mất tích thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Quy định này góp phần bảo vệ quyền bình đẳng tự do ly hôn của người phụ nữ một cách toàn diện hơn.

Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ đối với người chồng trong ly hôn được thể hiện ở những nội dụng sau:

* Bảo vệ quyền của phụ nữ thể hiện qua quyền được yêu cầu li hôn

Theo quy định tại Điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn như sau:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Tình yêu giữa nam và nữ là cơ sở, là yếu tố quan trọng để họ quyết định kết hôn với nhau. Trong đời sống hôn nhân, nếu tình yêu giữa vợ và chồng không còn, dẫn đến vợ chồng không thể tiếp tục chung sống thì cả vợ và chồng cùng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết cho họ được ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Tuy nhiên, việc pháp luật đảm bảo quyền ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là cho ly hôn một cách tùy tiện mà phải dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Theo đó, quy định mới của Luật hôn

nhân và gia đình năm 2014 “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu

Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Như vậy, trong trường hợp khi người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình do người chồng gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần cho người vợ thì cha mẹ, người thân thích của người vợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn. Đây là quy định mới và có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ người phụ nữ và hạn chế nạn bạo lực gia đình.

Ngoài ra, bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quy định này con thể hiện trong việc hạn chế quyền yêu cầu của người chồng là trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Quy định này là thật sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ bởi người phụ nữ trong thời kỳ này là thời kì rất nhạy cảm, thay đổi về tâm sinh lý, gặp nhiều khó khăn về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, một người chồng ở bên cạnh là rất cần thiết để giúp người phụ nữ hoàn thành trọng trách thiêng liêng của một người mẹ. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người bà mẹ và trẻ em Luật hôn nhân và gia đình đã đưa ra điều kiện hạn chế ly hôn. Mục đích của quy định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Tuy nhiên, khi quan hệ vợ chồng đã trở nên phức tạp và chỉ làm cho người vợ thêm đau khổ thì việc người vợ có quyền lựa chọn và xin ly hôn. Đây là quy định hợp lý, đảm bảo cho quyền của người vợ được chọn và quyết định trong mọi trường hợp.

Một vấn đề đặt ra là nếu căn cứ vào quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ thì chúng ta thấy rằng trong trường hợp người vợ sinh con mà không may đứa trẻ chết ngay sau khi sinh thì người chồng lại không bị hạn chế ly hôn với người vợ. Điều đó là không đảm bảo về mặt tâm lý cho người vợ, bởi khi đứa trẻ bị chết, người mẹ sẽ rơi vào khủng hoảng tinh thần, nếu người chồng lại yêu cầu ly hôn thì có thể sẽ càng ảnh hưởng nặng nề đến người vợ hơn. Dó đó, cần có quy định cụ thể và chi tiết hơn để đảm bảo quyền của người phụ nữ.

Có thể nói, quy định về đảm bảo sự bình đẳng của vợ, chồng đối với quyền yêu cầu ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã thực sự giải phóng người phụ nữ. Tuy nhiên cũng nên xem xét để cân nhắc và quyết định buộc người chồng phải chịu trách nhiệm nhất định, bớt đi những thiệt thòi mà người phụ nữ phải gánh chịu khi hôn nhân đổ vỡ.

* Bảo vệ quyền phụ nữ trong việc đảm bảo thiên chức làm mẹ khi li hôn

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Đây là cơ sở pháp lý mà luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền ưu tiên nuôi con về phía người mẹ trong trường hợp ly hôn – đảm bảo thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Đặc thù của trẻ em dưới 3 tuổi là cần bàn tay chăm sóc của người mẹ, từ việc ăn, uống, ngủ nghĩ đến học tập. Quan trọng hơn là để đứa con dưới 3 tuổi phải rời xa mẹ sẽ là một chấn động tâm lý nặng nề vì người mẹ là phần quan trọng nhất không thể thiếu trong thế giới của chúng. Để người mẹ nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn là quy định hoàn toàn hợp lý, không chỉ là đảm bảo thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mà còn bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ.

* Đảm bảo quyền của phụ nữ trong việc thăm nom con sau khi ly hôn.

Khoản 3 Điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Quy định này là cơ sở pháp lý cho người phụ nữ được đảm bảo quyền lợi của mình. Mặc dù sau ly hôn thì quan hệ giữa vợ và chồng được coi là đã chấm dứt. Tuy nhiên, trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng đối với con cái sau ly hôn thì với cương vị là người mẹ thì người phụ nữ vẫn được quyền thăm nom con, được phép đưa con đi chơi sau khi có sự thỏa thuận với người chồng về thời gian và địa điểm…

Quy định này không những tạo cho người phụ nữ được thực hiện quyền của mình mà còn đảm bảo cho người con được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của mẹ cho sự tăng trưởng và phát triển của con cái

* Quyền được đảm bảo danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ sau khi ly

hôn

Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ sau khi đã ly hôn còn được thể hiện ở việc: mặc dù mục đích hôn nhân không đạt được, dẫn tới vợ chồng phải ly hôn, nhưng trong trường hợp này người chồng cũng không được có những hành động nhằm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ hoặc có những hành động nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người vợ khi vợ chồng đã ly hôn.

Như vậy, trên đây là những nội dung cơ bản trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Thực tế cho thấy, trong xã hội này nay thì người phụ nữ luôn là những con người ở vị trí yếu thế trong gia đình, họ luôn cần được tôn trọng và bảo hộ trong gia đình và xã hội. Trong cuộc sống hôn nhân hay khi hôn nhân đã chấm dứt thì những quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng cần phải được pháp luật và xã hội bảo vệ, từng

bước nâng cao hơn nữa vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Theo đó, các biện pháp pháp lý có tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Theo đó, những hành vi gây khó khăn, cản trở của người chồng hoặc người thân về phía gia đình chồng đến việc ly hôn, thăm con của người phụ nữ thì pháp luật cũng có những chế tài xử lý, xử phạt hành chính. Điều 13, khoản 2 điều 15 Nghị định 110/2009 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ đối với hành vi ngăn cản quyền thăm con, chăm sóc giữa cha, mẹ và con”

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Tại Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2012 “Hoàn thiện pháp luật về quyền con người”. thuộc khuôn khổ dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền ở Việt Nam” quan tâm và bàn luận rất nhiều về quyền con người nói chung, trong đó có quyền bình đẳng của người phụ nữ, quyền bình đẳng trong vấn đề pháp luật. Họ đã đưa ra đề xuất bổ sung cơ chế thực thi và giám sát vào tất cả các văn bản luật, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những tổ chức thực thi và những chủ thể tham gia, đề cao vai trò các tổ chức xã hội trong việc tham gia thực thi cũng như giám sát thực thi quyền… Chính vì vậy, việc quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan trong các quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc giải phóng phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 73 - 79)