các con.
Theo quy định của pháp luật, sự kiện “sinh con” của người mẹ, “sự kiện
nhận nuôi con nuôi” của vợ, chồng đều là những căn cứ làm phát sinh quan hệ
pháp luật của cha mẹ và con. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em nên trong mối quan hệ giữa cha mẹ và các con thì quyền lợi của người phụ nữ cần thiết được pháp luật bảo vệ. Con cái chịu sự ảnh hưởng đương nhiên của cha mẹ về vấn đề họ, tên, quốc tịch, tôn giáo… cũng như vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục nên vấn đề đảm bảo bình đẳng về giới và bảo vệ quyền của người phụ nữ là thật sự cần thiết cho con. Do vậy, vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong mối quan hệ đối với các con được thể hiện trong những nội dung sau:
- Quyền lựa chọn họ, tên cho con.
Sự bình đẳng của vợ, chồng trong việc lựa chọn họ, tên cho con được thể hiện dưới góc độ cha, mẹ cũng có thể thỏa thuận lựa chọn họ, tên cho con. Do vậy, trường hợp cha, mẹ quyết định lựa chọn “họ” cho con không phải họ của
“cha” thì cần phải có sự thỏa thuận của cha mẹ. Việc bảo vệ quyền của người
phụ nữ đối với việc lựa chọn họ, tên cho con được thể hiện dưới góc độ cha, mẹ cũng có thể thỏa thuận lựa chọn họ cho con, vì vậy con cũng có thể “mang họ mẹ”. Thực tế hiện nay, còn tồn tại một số phong tục, chẳng hạn như tại làng So, nay là xã Cộng Hòa và Tân Hòa ( Quốc Oai, Hà Nội) con trai sinh ra mang họ bố nhưng con gái sinh ra mang họ từ tên đệm của bố. Phong tục này dẫn đến tình trạng con ruột lại chuyển thành con nuôi và không phù hợp nguyên tắc xác
định họ, xác định dân tộc cho phù hợp với dân tộc, tập quán. Ngoài ra, quy định này dẫn đến không đảm bảo được quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc quyết định họ cho con.
- Quyền đối với việc lựa chọn quốc tịch cho con
Theo nguyên tắc “quyền huyết thống”, quốc tịch của người con chịu sự chi phối của cha mẹ. Vì vậy, việc lựa chọn quốc tịch cho con cũng chỉ đặt ra trong trường hợp hai bố mẹ mang hai quốc tịch khác nhau. Với trường hợp này để đảm bảo quyền của người phụ nữ thì vợ, chồng có thể thỏa thuận việc lựa chọn quốc tịch cho con cho phù hợp. “Khi đăng kí khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân nước ngoài, bên kia là công dân Việt Nam cần kiểm tra văn bản thỏa thuận của cha mẹ đối với việc lựa chọn quốc tịch cho con” (23)
- Quyền lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú cho con
Trường hợp cha mẹ không cùng chung tôn giáo, nơi cư trú, vợ chồng cũng có thể thỏa thuận để lựa chọn cho con theo tôn giáo của cha hoặc mẹ, cư trú cùng cha hoặc mẹ để có những điều kiện tốt nhất cho con. Người phụ nữ không còn bị ảnh hưởng của phong tục “lấy chồng phải theo chồng” mà được quyền quyết định những vấn đề liên quan đến việc lựa chọn quốc tịch, tôn giáo, nơi cư trú cho con. Bởi vì sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong mối quan hệ với các con là vi phạm đến quyền của người phụ nữ với tư cách là một người mẹ dưới góc độ bình đẳng giới.
- Quyền bình đẳng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 69 và khoản 1 điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, quy định:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Theo những quy định này, sự bình đẳng của người phụ nữ đối với người chồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con thể hiện ở quyền được yêu thương, chăm lo, nuôi dưỡng và giáo dục con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm và chăm sóc tới sự phát triển của con cái về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành công dân có ích cho xã hội, đảm bảo cho con không phải sống trong sự ngược đãi, hành hạ hoặc bị xúc phạm…
Tuy nhiên, một vấn đề xảy ra trong thực tiễn, chẳng hạn trường hợp khi người mẹ đang phải chấp hành hình phạt tù thì người mẹ được đảm bảo quyền của mình như thế nào khi người cha liên tiếp có những hành vi hành hung, bóc lột sức lao động của người con.
Ví dụ: Trường hợp vụ án hình sự tại Bắc Ninh “ Gia đình cho biết, do hoàn cảnh đặc biệt, mẹ cháu L phải thi hành án, bố cũng phải đi tù nên ngay khi vừa lọt lòng mẹ, cháu đã được các dì, bác bên ngoại đón về nuôi nấng, chăm bẵm. Đến khi cháu hơn 6 tuổi, nhà ngoại mới giao cháu lại cho bố đẻ, không ngờ lại xảy ra bi kịch này. “ Thằng bố nó khi ở tù còn viết thư về mong các chị bên vợ cưu mang nuôi con, sau này về sẽ trả ơn các chị. Giờ nó trả ơn bằng cách lấy đi tính mạng con nó thế này”, chị Đô ( bác cháu L) đau khổ nói, đây là vụ án bé trai 8 tuổi bị bố đánh đến chết”(24)
Từ ví dụ trên ta thấy được trong một số trường hợp khi người mẹ bị hạn chế trong việc thực hiện quyền thương yêu, chăm sóc thì quyền lợi của người mẹ được đảm bảo như thế nào để người con được hưởng sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình hơn hết là hạn chế nạn xâm hại, bạo lực gia đình đối với trẻ em.