Tiếp tục hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 95 - 103)

- Quyền của người phụ nữ khi li hôn

3.2.1.Tiếp tục hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình

nhân và gia đình

Để bảo vệ tốt hơn quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì Nhà nước cần rà soát lại các chính sách và hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình để xóa bỏ những nội dung, điều luật cản trở sự bình đẳng cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích của người phụ nữ nhất là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở nghiên cứu, luật văn đưa ra một số đề xuất để bảo vệ tốt hơn nữa quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau:

Thứ nhất, Cần quy định rõ về xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ chung

thủy của vợ chồng

Thực tế trong xã hội ngày nay chúng ta thấy được có những dạng vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng

+ Vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân nhưng vẫn thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với gia đình

+ Vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với gia đình. Quan hệ này có thể công khai hoặc bí mật và có thể kéo dài hoặc nhất thời

Như vậy, với những dạng hành vi này thì rất khó xác định “ngưỡng” để

áp dụng chế tài vi phạm. Bởi lẽ, trong thực tế có nhiều trường hợp do người vợ bị liệt giường hoặc bị bênh tâm thần mà người chồng không muốn li hôn mà vẫn tận tình chăm sóc song người chồng chỉ muốn có một quan hệ ngoài hôn nhân để bù đắp những khoảng trống của mình. Như vậy, ở trường hợp này để xác định “ngưỡng” của hành vi vi phạm rất khó bởi lẽ những hành vi này

thường diễn ra trong lén lút, không công khai…Vì vậy, các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình cần phải có những bổ sung, để xác định rõ thế nào là hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng? và xác định thế nào là “chung

sống như vợ chồng trái pháp luật” để bảo vệ tốt hơn nữa quyền của người phụ

nữ khi có hành vi vi phạm trên thực tế. Theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BTP ngày 03/01/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 có quy định trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý, đó là khi họ đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thuộc một trong bốn trường hợp sau: Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận; việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Có quan điểm cho rằng có thể áp dụng tương tự những điều kiện trên đây để xác định hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Nếu vậy thì hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ phải là hành vi công khai? Thiết nghĩ trong thực tế khi họ vi phạm nghĩa vụ này thường họ lén lút, vụng trộm, rất ít trường hợp công khai. Do đó, có quan điểm lại cho rằng quan hệ đó có thể công khai hoặc bí mật nhưng phải kéo dài liên tục và gây ra hậu quả nhất định cho gia đình về mặt tinh thần và vật chất thì được coi là chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Từ đó, tuỳ theo mức độ vi phạm để áp dụng chế tài theo luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính, luật hình sự. Theo quan điểm của tôi, để có thể áp dụng được triệt để chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ thì chỉ cần xác định là có quan hệ ngoài hôn nhân có thể là công khai hoặc bí mật, có thể kéo dài hoặc trong một thời gian ngắn miễn là quan hệ đó có nguy cơ gây ra những hậu quả nhất định về vật chất, tinh thần cho gia đình

Thứ hai, Cần phải bổ xung quy định về biện pháp xử phạt hành chính về

các hành vi bao lực gia đình.

Theo Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mới chỉ quy định một cách chung nhất về chế tài xử phạt khi có hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình ( Điều 9), hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình ( Điều 10), hành vi bạo lực kinh tế ( Điều 16). Theo quan điểm của tôi, với việc quy định này đang còn mang tính khái quát và chưa nêu rõ được chế tài xử phạt các hành vi xử phạt trong bạo lực gia đình mà luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cần có những bổ sung trong việc quy định rõ các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với từng dạng hành vi bạo lực như bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế đối với các thành viên gia đình nói chung và đối với người phụ nữ nói riêng. Có thế, thì quyền lợi của người phụ nữ mới được đảm bảo một cách chính đáng.

Thứ ba, Cần có những đảm bảo về quyền của người phụ nữ trong việc lựa

chọn họ cho người con

Tại Diễn đàn Đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2014 với chủ đề Đánh giá tổng quan Dự án Luật Hộ tịch – dưới góc độ quyền con người diễn ra ngày 19/3/2014. Diễn đàn đã có những đánh giá thực tế trong việc quyền của người mẹ không bằng quyền của người cha trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến đăng kí khai sinh cho đứa bé như nơi cư trú hay dân tộc. Thực tế cho thấy, ở một số phong tục tập quán của một số dân tộc thì vẫn coi trọng việc đặt họ cho người con theo họ của người cha, chẳng hạn tại Làng So, nay là xã Cộng Hòa và Tân Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) con trai sinh ra mang họ bố, con gái sinh ra mang họ từ tên đệm của bố. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phân biệt đối xử giữa người mẹ và trẻ em đối với nhưng nơi mà tập quán mà người chồng chiếm ưu thế hơn.Vì vậy, để có những đảm bảo cho người mẹ và trẻ em

trong việc được lựa chọn họ cho người con thì theo tôi việc lựa chọn họ cho đứa bé cần ưu tiên sự thỏa thuận của cha mẹ hơn là sử dụng tập quán và việc thỏa thuận cần được xác lập thành văn bản và hướng dẫn việc lựa chọn này cần có quy định trong luật để đả bảo tốt hơn nữa quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.

Thứ tư, Đảm bảo quyền bình đẳng của người mẹ bị hạn chế hoặc mất

năng lực hành vi dân sự trong việc chăm sóc con.

Thực tế trong xã hội hiện nay thực trạng về bạo lực gia đình và nhất là bạo lực trẻ em diễn ra khá nhiều. Trường hợp khi người mẹ bị hạn chế quyền, chẳng hạn như người mẹ đang phải chấp hành hình phạt tù thì người mẹ được đảm bảo quyền của mình như thế nào khi người cha liên tiếp có những hành vi hành hung, bóc lột sức lao động của người con? Theo tôi, luật hôn nhân gia đình năm 2014 cần có những quy định mở rộng trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ khi họ bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền của họ vẫn được đảm bảo trong việc chăm sóc, bảo vệ con cái bằng cách quy định người thân trong gia đình như ông bà, anh chị, em… có quyền được thay người mẹ chăm sóc, giáo dục cháu, cũng như quy định trách nhiệm của những người thân thích có quyền được xem xét, giám sát khi người chồng có những hành vi bạo lực đối với người con để phát hiện kịp thời, đảm bảo cho quyền lợi của người mẹ cũng như sự phát triển sau này của trẻ.

Thứ năm, Trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia

đình luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cần có những quy định nâng cao trách nhiệm của người chồng trong việc thực hiện các biện pháp tránh thai. Thực tế cho thấy rằng, phần lớn phụ nữ là người thực hiện các biện pháp này. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa sức khỏe của người phụ nữ cũng như chất lượng sống của gia đình và sự phát triển của xã hội cần phải có những quy định về trách nhiệm của người chồng trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và không ngừng tăng

cường, mở rộng các hình thức tuyên truyền phổ biến rộng rãi công tác thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Thứ sáu, Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quyền được đại

diện

Một vấn đề cần quan tâm là luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cần có những bổ sung trong việc quy định mở rộng quyền được đại diện cho người vợ bị mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự trong một số các giao dịch dân sự. Bởi trong thực tế có những trường hợp là khi người chồng là người giám hộ đương nhiên cho người vợ bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự mà lợi dụng quyền giám hộ của mình để làm thiệt hại về tài sản của người vợ hoặc có những hành vi ngược đãi đối với người với người vợ thì trong trường hợp này quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ như thế nào? Thiết nghĩ, luật hôn nhân và gia đình cần có những quy định bổ sung trong việc đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong trường hợp này bằng cách quy định những người thân thích có quyền giám sát, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện việc giám hộ của người được giám hộ, trong trường hợp không có người thân thích thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ. Với việc quy định như vậy sẽ đảm bảo được tốt hơn quyền lợi của người phụ nữ trong trường hợp họ bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Hơn nữa, về việc đảm bảo quyền được đại diện của người phụ nữ cần có sự mở rộng phạm vi đại diện. Thông thường, việc đại diện chỉ trong các trường hợp liên quan tới việc thực hiện các giao dịch dân sự. Vì vậy, cần có sự mở rộng phạm vi đại diện tới các quan hệ nhân thân

Hơn nữa, để đảm bảo quyền đại diện của người phụ nữ thì các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải được sửa đổi, bổ sung quy định rõ ràng về việc quy định đứng tên cả vợ và chồng trong giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất và các quy định có liên quan đến thủ tục kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có phần kê khai tình trạng hôn nhân của chủ sử dụng để đảm bảo được tốt hơn quyền tự quyết của người vợ xét dưới khía cạnh quyền nhân thân khi tham gia các giao dịch dân sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ bảy, Trong lĩnh vực về học tập, lao động

Trong lĩnh vực về đảm bảo quyền của người phụ nữ trong lao động, nghề nghiệp…thì người phụ nữ cần thiết phải

Một là, bản thân người phụ nữ phải tự cố gắng vươn lên học tập nghiên

cứu nâng cao trình độ để tiến tới bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.

Phụ nữ phải hiểu rõ về bản thân mình, thấy được hoàn cảnh và điều kiện của gia đình mình. Đồng thời cũng phải thấy rõ được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để xác định mục tiêu, mức độ phấn đấu sao cho phù hợp để đạt kết quả. Mặt khác, cũng cần tuyệt đối tránh tư tưởng an phận của một bộ phận phụ nữ tự bằng lòng với trình độ, bằng cấp đã có hoặc quan niệm phụ nữ chỉ cần ưu tiên cho gia đình mà không chịu phấn đấu vươn lên.

Để cân bằng giữa công việc và gia đình, đối với người phụ nữ không đơn giản là một nghệ thuật sống, mà phải xuất phát từ tấm lòng và niềm đam mê công việc thì mới có thể vượt qua được khó khăn trở ngại để nâng cao trình độ. Trước hết, người phụ nữ phải hoàn thành thiên chức của một người con, người vợ và người mẹ. Đối với bất cứ người phụ nữ nào, được chăm sóc gia đình là một hạnh phúc không gì thay thế, được tự tay nấu ăn cho chồng con, chăm sóc và dạy con học tập…và gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, học giỏi sẽ là cơ sở vũng chắc để người họ có thể yên tâm công tác và tích cực học tập nâng cao trình độ.

Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giới, trước tiên, phụ nữ phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, trí tuệ. Điều đó sẽ làm cho các chị tự tin lên rất nhiều. Họ phải luôn xác định mục tiêu của mình là gì, phải có ước mơ và quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ đó. Điều quan trọng nữa là phải tự khẳng định mình qua công việc và cuộc sống. Đặc biệt là bản thân chị em phải có niềm đam mê trong công việc, luôn khát khao sáng tạo, đổi mới và

phải có đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống gia đình và công việc.

Hai là, xã hội, đồng nghiệp và gia đình phải tạo điều kiện để phụ nữ có thể

học tập nâng cao trình độ.

Nhà nước và cơ quan phải tạo điều kiện ưu tiên, khuyến khích cho phụ nữ đi học nâng cao trình độ. Những phụ nữ có trình độ, có học vị thạc sỹ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư nếu bản thân có nhu cầu, nhà nước nên cho họ công tác đến tuổi 60 để khỏi lãng phí công sức, tiền của và chất xám của đội ngũ này. Xã hội cần có sự cảm thông và cách nhìn tích cực hơn về phụ nữ. Không nên có định kiến coi phụ nữ chỉ làm công việc gia đình, không nên có trình độ học vấn cao hoặc làm lãnh đạo quản lý sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Chúng ta đã có nhiều tấm gương phụ nữ vừa có trình độ cao, vừa là nhà quản lý giỏi, vừa là người vợ, người mẹ mẫu mực như Hoàng Thị Xuân Sính, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Thị Bình….Trên vai những người phụ nữ vẫn thường gánh nhiều trách nhiệm khác nhau và họ vẫn làm tốt không kém gì nam giới. Vì vậy, xã hội cần có cài nhìn thiết thực hơn về họ, nếu không ta sẽ đánh mất một nửa sức mạnh của nguồn nhân lực. Còn đối với đồng nghiệp nữ, thì chính chị em phải biết bảo vệ quyền lợi cho mình và bạn bè cùng giới, hỗ trợ nhau vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống.

Một yếu tố quan trọng nữa là sự ủng hộ từ phía gia đình, người chồng phải có sự cảm thông sâu sắc và tự giác giúp đỡ những công việc gia đình cho vợ, tạo điều kiện cho người vợ có thể phấn đấu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ba là, bản thân chị em phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa gia đình

và sự nghiệp.

Là phụ nữ nên không thể làm mải miết công việc học tập nghiên cứu từ sáng tới đêm khuya như nam giới mà quên hết công việc gia đình. Tuy nhiên, nếu không có động lực quan trọng từ phía gia đình thì không thể hoàn thành được công việc. Về nhận thức là như thế nhưng trên thực tế nhiều khi chị em bị cuốn hút vào công việc nên cũng khó chu toàn. Những lúc như vậy, phụ nữ cần bù đắp nhiều hơn nữa cho con cái và gia đình, nhất là thời gian sau bữa cơm tối và một số ngày nghỉ, để dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với chồng và làm bạn

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 95 - 103)