đoạn từ 1975 đến nay
* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 1986
Năm 1980, sau 5 năm đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 được ban hành, đánh dấu một bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp 1980 có quy định mới trong việc xây dựng các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ
trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã.
Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.” (Điều 63), “Gia đình là tế bào của xã hội.Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.” (Điều 64)
Cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1980, những chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội đã tạo ra những cơ sở thực tiễn cho cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ. Trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 1959 đã bộc lộ những hạn chế. Nhiều quy định của Luật HN&GĐ 1959 ở vào thời điểm này không còn phù hợp với thực tiễn xã hội nói chung và thực tiễn quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng. Vì thế, việc ban hành một văn bản mới thay thế Luật HN&GĐ năm 1959 là yêu cầu khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Theo đó, Luật HN&GĐ năm 1986 được Quốc hội khóa 7 kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 và có hiệu lực từ ngày 03/01/1987. Luật này gồm 10 chương với 57 điều.
Có thể nói, từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến HN&GĐ năm 1986 chúng ta đã tiến thêm một bước rất quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền của người phụ nữ, chẳng hạn như xây dựng nguyên tắc “Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của
người mẹ” (Điều 3), và có những quy định đảm bảo quyền tự quyết của người
phụ nữ “Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ, chồng.” ( Điều 15). Những quy định trên góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 2000
Trong công cuộc đổi mới Nhà nước ta đã thu được nhiều thành tựu tác động đến muôn mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề HN&GĐ - một vấn
đề hết sức nhạy cảm. Hiến pháp 1992, Hiến pháp của Nhà nước đổi mới được ban hành thay thế Hiến pháp 1980, tiếp tục cụ thể hóa việc bảo vệ các quyền phụ nữ.
Kế thừa những nội dung tiến bộ của hai bản hiến pháp năm 1992 và hiến pháp năm 1980. Với mục đích nhằm xây dựng và cũng cố gia đình Việt Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ đặc biệt là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cụ thể các quyền nhân thân giữa vợ và chồng dựa trên những các nguyên tắc sau:
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng 2. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình….
Có thể thấy rằng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dựa trên các nguyên tắc cơ bản đã có những quy định tiến bộ trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân, chẳng hạn như quy định về tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng tại Điều 21 như sau:
1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. 2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng có quy định đảm bảo quyền được đại diện, quyền tự quyết của người phụ nữ trong các giao dịch dân sự tại Điều 24 của Luật. Đây được coi là những cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt quyền nhân thân của người phụ nữ cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến người phụ nữ trong quan hệ nhân thân trên thực tế.
Ngoài các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình mang tính chất nền tảng trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ thì những quy định trong các văn bản pháp luật liên quan như Luật bình đẳng giới năm 2006
Luật bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 với 6 chương và 44 điều. Theo đó, Luật Bình đẳng giới quy định về nội dung bình đẳng giữa nam và nữ ở mọi lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội… Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Luật bình đẳng giới đã có quy định tại Điều 18.
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 19/6/2014 với 9 chương và 133 điều. Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các giá trị của Luật HN&GĐ năm 2000 và thể chế hóa đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình. Trong hoàn cảnh mới, Hiến pháp năm 2013 được ban hành là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc đảm bảo quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới. Trên cở sở đó, Luật HN&GĐ năm 2014 bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân dựa trên những nguyên tắc sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố vật chất và những yếu tố khác. Với nguyên tắc này, địa vị của người phụ phụ nữ được khẳng định, được đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và gia đình.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nguyên tắc này thể hiện tư tưởng đảm bảo quyền của người phụ nữ dưới góc độ đặc thù về giới.
Trên cơ sở các nguyên tắc này, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định tiến bộ hơn quyền của người phụ nữ, chẳng hạn như Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dành riêng một mục quy định về quyền và
nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng tại mục 1 chương 3 của luật, quy định này có ý nghĩa là pháp luật nhấn mạnh vai trò của nhóm quyền nhân thân trong thực tiễn quan hệ hôn nhân gia đình. Ngoài ra, các quy định mới về bảo vệ quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ, chồng “Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ” (Điều 18), nghĩa vụ sống chung với nhau ( khoản 2 điều 19) đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh (Điều 25).…Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 2014 mang đến nhiều quy định tiến bộ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ nói chung. Đây là một bước phát triển mới của pháp luật về HN&GĐ ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, thực hiện các quan hệ HN&GĐ tiến bộ, hạnh phúc.