Tổng quan một số thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 44 - 48)

3.3.2.1 Thị trường Mỹ

Thị trƣờng Mỹ luôn là một thị trƣờng hấp dẫn không chỉ đối với các nƣớc châu Á (trong đó có Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nƣớc trong các châu lục khác. Mỹ là một thị trƣờng lớn với dân số là 313.847.465 ngƣời, là một nƣớc có số dân đứng thứ 3 trên thế giới. Mỹ có nền kinh tế hỗn hợp tƣ bản chủ nghĩa đƣợc kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu suất cao. Vì vậy, Mỹ là một nƣớc có nền kinh tế mạnh và cƣờng thịnh, kinh tế Mỹ suy thoái không những ảnh hƣởng tới đất nƣớc mà còn lan rộng hầu hết các quốc gia khác, ảnh hƣởng đến thƣơng mại

32

thế giới. Bên cạnh đó, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công đã làm cho nền kinh tế Mỹ suy giảm và làm cho đồng USD giảm giá trầm trọng ảnh hƣởng đến xuất khẩu của các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thị trƣờng Mỹ là một thị trƣờng rất khó tính vì ngƣời tiêu dùng của nƣớc này rất quan tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo vệ sinh, chất lƣợng, sức khỏe cho ngƣời sử dụng và bảo vệ môi trƣờng. Hành vi tiêu dùng của ngƣời Mỹ ngày càng thay đổi thất thƣờng theo giá cả quốc tế và cấu trúc nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, mặt hàng tôm bóc vỏ ƣớp đá hoặc đông lạnh vẫn là sản phẩm ƣa thích của ngƣời tiêu dùng Mỹ và tập trung tiêu thụ nhiều hơn các chủng loại tôm cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng loại tôm có giá trị gia tăng nhƣ đã chế biến sẵn rất tiện lợi và tốn ít thời gian chế biến.

Theo Bộ luật Liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nƣớc ngoài nào đã thực hiện chƣơng trình HACCP có hiệu quả mới đƣợc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trƣờng Mỹ. Ngày 12/8/2013, Bộ thƣơng mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố mức thuế chống trợ cấp (CVD) đối với tôm nhập khẩu từ 7 nƣớc cung cấp tôm lớn nhất vào Mỹ, trong đó có Việt Nam. Chính vì điều này đã gây trở ngại cho Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trƣờng này. Hơn nữa, tính cạnh tranh trên thị trƣờng này rất cao, có nhiều nƣớc trên thế giới cũng có lợi thế giống nhƣ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trƣờng này. Vì vậy, Việt Nam cần phải tìm hiểu thật rõ về sở thích, thói quen và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Mỹ, để có thể đáp ứng nhu cầu khó tính của thị trƣờng này và tạo uy tín cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

3.3.2.2 Thị trường EU

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trƣờng tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới, và cũng là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. EU gồm 25 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng và nền văn hóa riêng. Do đó, có thể thấy rằng, thị trƣờng EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Ngƣời tiêu dùng Châu Âu thƣờng có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lƣợng sản phẩm và có uy tín lâu đời. Cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lƣợng và an tâm cho ngƣời sử dụng. Châu Âu là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Việt Nam nhiều nhất, đặc biệt là sản phẩm cá tra của Việt Nam. Cũng nhƣ các quốc gia phát triển khác, khi mà hàng rào thuế quan đang giảm dần theo tiến trình tự do hoá thƣơng mại, các quốc gia EU sử dụng các biện pháp phi thuế quan hết sức tinh vi, để tạo ra rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại nói chung

33

và đối với hàng thủy sản nhập khẩu nói riêng từ các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. EU có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhƣng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi thuế quan (rào cản kỹ thuật). Do vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn vào đƣợc thị trƣờng này thì phải vƣợt qua đƣợc rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của EU, đƣợc cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lƣợng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho ngƣời sử dụng, bảo vệ môi trƣờng và tiêu chuẩn về lao động. Đây cũng chính là thách thức lớn cho Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trƣờng của EU. Mặt khác, giai đoạn hiện nay, EU đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công, nhƣng các doanh nghiệp Việt Nam không những ít chịu tác động mà còn có cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào EU. Đó là lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2013, EU đang xem xét việc tăng thuế đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU. Châu Âu sẽ xoá bỏ chế độ miễn thuế đối với nhiều mức thuế suất và thay vào đó là việc áp dụng các mức thuế suất thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn đối với nhiều hạn ngạch NK hiện đang không phải chịu thuế hoặc gần nhƣ vậy. Các nhà xuất khẩu thủy sản đông lạnh vào thị trƣờng này nên chú ý đến hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), để sản xuất thủy sản đông lạnh và bao bì thân thiện với môi trƣờng sẽ tạo đƣợc sự chú ý đối với ngƣời tiêu dùng EU.

3.3.2.3 Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trƣờng đứng thứ 3 trong danh sách 10 nhà nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Sau 4 năm, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, nhiều ngành hàng XK của Việt Nam đã tận dụng đƣợc các lợi thế về ƣu đãi thuế quan để đẩy mạnh tăng trƣởng XK vào thị trƣờng Nhật Bản. Tuy nhiên, để có thể nâng cao thị phần của hàng hóa Việt Nam tại thị trƣờng khó tính này, các doanh nghiệp XK cần nghiên cứu và nắm rõ hơn về các cơ chế cam kết của các Hiệp định thƣơng mại tự do đã đƣợc kí kết.

Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng Nhật Bản ƣa thích các sản phẩm thủy hải sản từ Việt Nam do sản phẩm ít béo, hợp khẩu vị. Vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý khi xuất hàng sang thị trƣờng Nhật Bản là chất lƣợng. Chất lƣợng hàng hóa phải tốt, đúng quy cách. Nếu hàng thực phẩm thì phải đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm,... Những quy

34

định mà pháp luật Nhật Bản đã đặt ra thì không thể bỏ qua. Ngƣời Nhật Bản rất ƣa chuộng những sản phẩm đơn giản, tiết kiệm đƣợc thời gian.

Nhật bản còn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhập khẩu vào nƣớc mình để đảm bảo tiêu dùng trong nƣớc. Từ sau khi kí hiệp định VJEPA giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ đƣợc miễn thuế khi vào thị trƣờng của mỗi bên. Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ đƣợc miễn thuế khi vào thị trƣờng Nhật. Ngƣợc lại hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ô tô và sản phẩm điện tử của Nhật khi vào Việt Nam sẽ đƣợc miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Chính vì điều này, đã tạo tình hữu nghị giữa hai nƣớc và tạo cơ hội cho hai nƣớc trao đổi hàng hóa, cùng phát triển.

Trong các mặt hàng thủy sản, hiện tôm và mực đang là những mặt hàng có tốc độ tăng trƣởng cao và đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản ƣa chuộng nhiều nhất, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ Nhật đi làm. Ngoài ra, đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng đƣợc giảm thuế ngay khi hiệp định đƣợc thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Riêng tôm Việt Nam vào Nhật Bản đƣợc hƣởng thuế 0%.

3.3.2.4 Thị trường Hàn Quốc

Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, đứng thứ ba ở Châu Á và đứng thứ 15 trên thế giới theo GDP (1.130 tỷ USD/năm 2012). Trong thời gian hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu thủy sản đứng thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU, Nhật Bản. Theo thống kê của EIS, sản lƣợng khai thác hải sản của Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1,82 triệu tấn, trị giá 3,05 tỷ USD, giảm 1,7% về khối lƣợng và 7,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết lạnh kéo dài, nhiệt độ nƣớc biển giảm thấp ảnh hƣởng đến sản lƣợng. Thị trƣờng nhập khẩu thủy sản chủ yếu của Hàn Quốc là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam và Nga. Trong đó, Trung Quốc chiếm hơn 40% thị phần nhập khẩu thủy sản Hàn Quốc vì giá thủy sản của Trung Quốc có thể cạnh tranh lại với các thị trƣờng nhập khẩu khác. Năm 2012, Hàn Quốc vừa ban hành lệnh cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm thủy sản từ tám tỉnh của Nhật Bản bởi vì Hàn Quốc lo sợ nhiễm chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào nƣớc này. Và để cùng nhau phát triển thì Việt Nam và Hàn Quốc đã cùng tuyên bố khởi động đàm phán hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam- Hàn Quốc vào ngày 6/8/2012.

35

Và khi xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng này, thì Việt Nam cần phải chú ý đến khẩu vị cay của ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc. Vì vậy, khi chế biến các sản phẩm từ thủy sản hoặc mì ăn liền… thì phải tẩm gia vị cay hơn để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng này. Với hơn 48 triệu dân, thu nhập bình quân 20 nghìn USD/ngƣời/năm, ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc đang chuyển từ thực phẩm thông thƣờng sang thực phẩm chất lƣợng cao, đảm bảo sức khoẻ. Ngƣời Hàn Quốc cực kỳ khó tính, do đó việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng rất đƣợc coi trọng. Và cũng giống nhƣ một số nƣớc phát triển khác, các sản phẩm với bao bì, nhãn mác thân thiện môi trƣờng, có nguồn gốc tự nhiên sẽ đƣợc ƣa chuộng tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 11/2012, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng kiểm tra dƣ lƣợng Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức 0,01 ppm nhƣ Nhật Bản. Điều này, chắc chắn sẽ là áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của nƣớc ta sang thị trƣờng này trong thời gian tới. Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng tiềm năng này khi mà càng ngày có nhiều sản phẩm của thủy sản Việt đƣợc ƣa chuộng ở Hàn Quốc nhƣ cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể chân đầu,… Một điều đáng lƣu ý nữa là bắt đầu từ năm 2010, Hàn Quốc sẽ thực hiện thanh tra tại chỗ ở các nƣớc xuất khẩu nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia để cấp giấy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến cho các nhà xuất khẩu của các nƣớc này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)