Ngành thủy sản của nƣớc ta là ngành kinh tế mũi nhọn và có từ lâu đời, với lại nƣớc ta có mạng lƣới sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nên càng ngày có nhiều doanh nghiệp nhận thấy đƣợc điều này đã gia nhập ngành hiện tại và trong tƣơng lai có thể đoán trƣớc đƣợc. Bên cạnh đó, đối với đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài thì việc ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào ngành thủy sản vì lợi ích từ việc kinh doanh thủy sản đem lại cho họ rất nhiều. Chính vì những điều này, tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa công ty cafish nói riêng và Việt Nam nói chung với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Và vấn đề quan trọng của công ty Cafish bây giờ không phải là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mà là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhƣ vậy, công ty cần phải chuyên tâm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giá trị xuất khẩu thủy sản để có thể tạo niềm tin cho khách hàng và tăng lợi nhuận hơn nữa cho công ty. Còn về vấn đề sản phẩm thay thế của công ty đây cũng là một mối lo, vì hai sản phẩm chủ yếu của công ty là tôm và cá tra; mà khi xuất khẩu sang hai thị trƣờng chính là Nhật Bản và Mỹ thì lại ƣa chuộng mặt hàng chả cá surimi nên đây có thể là sản phẩm thay thế các mặt hàng của công ty. Mặt khác, không chỉ có hai thị trƣờng này mà còn nhiều thị trƣờng khác nhƣ là EU, Hồng Kông, Hàn Quốc và các nƣớc Hồi Giáo; ngày càng yêu thích sự tiện dụng và đa dạng của các sản phẩm chế biến từ surimi. Chẳng hạn nhƣ vào đầu năm 2013, Nhật Bản nhập khẩu chả cá surimi tăng 40% đạt 14.000 tấn. Mặt khác, Hàn Quốc cũng là quốc gia nhập khẩu surimi lớn từ Mỹ và Nhật Bản vào đầu năm nay. Do đó, áp lực sản phẩm thay thế đối với hai mặt hàng chủ lực của công ty Cafish giai đoạn hiện nay rất quan trọng. Vì vậy, công ty cần phải sản xuất ra nhiều mặt hàng mới có giá trị cao để có thể cạnh tranh với mặt hàng chả cá surimi khi xuất khẩu vào Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và một số nƣớc khác.
73
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP