Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 37)

3.2.1 Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-6th/2013

Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Trong năm 2012, xuất khẩu hàng thủy sản đứng thứ 6 trong 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta và chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nƣớc.

Bảng 3.2: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2010-6th/2013

Đơn vị: Sản lượng (triệu tấn), kim ngạch (tỷ USD).

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2010 2011 2012 6th/2013 2011 /2010 2012 /2011 6th/2013 /6th/2012 Sản lƣợng 1,35 5,20 5,88 2,72 285,19 13,08 4,62 Kim ngạch 5,03 6,11 6,13 2,96 21,47 0,33 0,30 Nguồn: Tổng hợp, 2010, 2011, 2012, 2013.

Sau khi, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng và hữu nghị. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng. Trong năm 2010, ngành thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu 1,35 triệu tấn thủy sản các loại và đã đem lại cho nƣớc ta 5,03 tỷ USD, tăng 11,3% về sản lƣợng, tăng 18% về kim ngạch so với năm 2009. Nƣớc ta với tổng số 969 doanh nghiệp trong năm 2010 đã xuất khẩu thủy sản sang 164 thị trƣờng trên thế giới. Điều đó chứng tỏ hàng thủy sản Việt Nam ngày càng đƣợc ƣa chuộng và tin dùng trên thị trƣờng thế giới. Mặt khác, nƣớc ta càng ngày mở rộng thƣơng mại hợp tác với các nƣớc trên thế giới để gia tăng xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, cho thấy công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam đã ngang bằng với các nƣớc trong khu vực và tiếp cận càng gần với các nƣớc phát triển trên thế giới.

Ngành thủy sản Việt Nam năm 2011 với rất nhiều khó khăn và lạm phát tăng cao, nền kinh tế tăng trƣởng chậm, thị trƣờng bất động sản đóng băng, lãi suất ngân hàng tăng vọt, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao và nhiều doanh nghiệp phải phá sản,… Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của thế giới có xu hƣớng giảm. Năm 2011, do ảnh hƣởng của lạm phát (trên 18%) nên làm cho chi phí đầu tƣ vào sản xuất thủy sản tăng cao, chẳng hạn nhƣ giá thức ăn tăng vọt, mỗi lần tăng từ 200-300 đồng/kg, giá xăng dầu cũng tăng 2.000-3.000 đồng/lít. Chính vì giá cả tăng cao nên làm cho

25

nhiều nông dân nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn và chuyển sang ngành nghề khác vì không đủ vốn để tiếp tục nuôi. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn tăng, sản lƣợng đạt đƣợc 5,2 triệu tấn, tăng 3,85 triệu tấn, tức là 285,19% so với năm 2010. Kim ngạch năm 2011 đạt đƣợc 6,11 tỷ USD, tăng 21,47% so với năm 2010. Mặc dù, sản lƣợng năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010 nhƣng kim ngạch lại tăng không bao nhiêu so với năm ngoái. Bởi vì, giá thủy sản năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2011, đặc biệt là mặt hàng tôm. Bên cạnh đó, do giá cá tăng giảm thất thƣờng làm ngƣời nuôi lao đao bởi vì một số doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với ngƣời nuôi và chủ trƣơng thu mua cá nguyên liệu size nhỏ không có sự thỏa thuận trƣớc với ngƣời nuôi. Năm 2011, giá thức ăn cá tra tăng 7 lần với tổng mức tăng khoảng 1.200 đồng/kg so năm 2010. Mặt khác, chính sách thắt chặt tín dụng, cộng với biến động tăng của ngoại tệ, do vậy có thời điểm giá thức ăn thủy sản tăng tới 16%-30% so với những năm trƣớc, nhƣng chất lƣợng lại giảm. Giá thuốc thú y thủy sản trong năm 2011 cũng ăn theo khi tăng từ 10%-20% so với năm 2010, làm cho chi phí giá thành nuôi cá bị đẩy lên cao.

Năm 2012, ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục tăng với tổng sản lƣợng là 5,88 triệu tấn, tức là tăng 13,08% so với năm 2011 và kim ngạch đạt đƣợc là 6,13 tỷ USD, tức là tăng 0,33%. Tuy rằng sản lƣợng và kim ngạch có tăng nhƣng tăng không nhiều vì còn ảnh hƣởng dƣ âm của lạm phát năm 2011. Một số nông dân ở ĐBSCL đã bắt đầu nuôi thủy sản trở lại nhƣng vẫn chƣa cung ứng kịp thời. Qua 3 năm, từ năm 2010-2012, tốc độ tăng giảm của xuất khẩu thủy sản nƣớc ta không đồng đều, chẳng hạn nhƣ năm 2010 tốc độ tăng giảm là 18%, sang năm 2011 thì tốc độ tăng giảm là 21,8% và bƣớc tiếp sang năm 2012 thì tốc độ tăng giảm lại giảm xuống 0,4%. Nguyên nhân tốc độ xuất khẩu thủy sản giảm là do cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, làm giá giảm xuống hạ thấp uy tín và thƣơng hiệu của sản phẩm cá tra Việt Nam. Mặt khác là do giá nhập khẩu của một số thị trƣờng nhập khẩu giảm xuống.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thủy sản nƣớc ta đạt đƣợc sản lƣợng 2,72 triệu tấn, tăng 4,62% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn kim ngạch xuất khẩu là 2,9 tỷ USD, tức là tăng 0,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản thực sự không gặp thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm trong 3 tháng đầu năm 2013, đến tháng 4 và tháng 5 thì xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu phục hồi. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,36 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 29/05/2013, Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, DOC cho rằng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đƣợc Chính phủ trợ cấp về nhiều

26

mặt. Từ đó, DOC quyết định áp dụng mức thuế chống trợ cấp lên các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam ở mức cao 6,7%. Mức thuế này đã, đang và sẽ tạo tâm lí nặng nề lên các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam và cả các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc thông tin Nhật Bản dỡ bỏ quy định kiểm tra Trifluralin với tôm Việt Nam sẽ giúp cho xuất khẩu tôm sang Nhật Bản thuận lợi hơn.

3.2.2 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam có trên 10 mặt hàng xuất khẩu sang các thị trƣờng trên thế giới. Hai mặt hàng đƣợc ƣa chuộng nhiều và xuất khẩu nhiều nhất là tôm và cá tra. Hàng năm, hai mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta, đặc biệt là tôm.

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo mặt hàng giai đoạn 2010-6th

/2013

Đơn vị: Triệu USD.

Mặt hàng Năm Chênh lệch (%) 2010 2011 2012 6th/2013 2011 /2010 2012 /2011 6th/2013 /6th/2012 Tôm 2.106,82 2.396,10 2.237,44 1.102,95 13,73 (6,62) 8,64 Cá tra & cá basa 1.427,49 1.805,66 1.744,77 849,54 26,49 (3,37) (0,48) Loại khác 1.499,41 1.823,24 2.152,12 946,96 21,59 18,04 (7,41)

Nguồn: Hải quan Việt Nam, 2010, 2011,2012, 2013.

Bảng 3.4: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giai đoạn 2010-6th

/2013

Đơn vị: %.

Loại thủy sản 2010 2011 2012 6th/2013

Tôm 41,85 39,77 36,47 38,04

Cá tra & basa 28,36 29,97 28,45 29,30

Loại khác 29,79 30,26 35,08 32,66

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ bảng 3.3.

Về mặt hàng tôm đông lạnh

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta và hàng năm mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta. Theo cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản cho thấy không có sự biến động nhiều giữa các mặt hàng. Nhìn chung thì mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng đƣợc ƣa chuộng và xuất khẩu nhiều nhất, chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm tôm là 2.106,82 triệu USD, chiếm 41,85% trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng. Năm 2010, do nhu cầu tiêu dùng của các nƣớc nhập khẩu, cộng với sự cố tràn

27

dầu ở vịnh Mexico nên giá tôm xuất khẩu sang các thị trƣờng trên thế giới tăng vọt. Theo thống kê của các Sở Nông nghiệp và PTNT ở khu vực ĐBSCL, từ đầu năm 2010, giá tôm sú cỡ 20 con/kg đã đứng ở mức 180.000 đồng/kg, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2009, cỡ 30 con/kg giá 130.000-135.000 đồng/kg (tăng 65%), cỡ 40 con/kg trên 100.000 đồng/kg, tăng 48%. Ngƣời nuôi sau một thời gian vất vả chăn nuôi vì dịch bệnh, tôm rớt giá thì bây giờ họ có thể nở mày nở mặt. Xuất khẩu tôm năm 2010 có tốc độ tăng tháng sau cao hơn tháng trƣớc khoảng 23%, thị trƣờng tiêu thụ đã vƣơn tới 90 nƣớc và vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trƣờng chủ lực là Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu (EU) đều tăng mạnh cả về khối lƣợng và giá trị.

Thị trƣờng xuất khẩu tôm bƣớc sang năm 2011 với tình hình kinh tế nƣớc ta nhiều biến động và đầy khó khăn. Năm 2011, xuất khẩu tôm đạt kim ngạch là 2.396,10 triệu USD, tức là tăng 13,73% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 39,77% trong tổng số cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng. Điều này cho thấy, tôm luôn luôn là mặt hàng chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy năm 2011 nƣớc ta rơi vào lạm phát trầm trọng trên 2 con số làm cho ngƣời nuôi tôm gặp nhiều khó khăn nhƣng sản lƣợng tôm vẫn tăng, cho thấy đƣợc sự nỗ lực của ngƣời nuôi và sự tin tƣởng vào sản phẩm của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ về việc khoanh nợ và giảm lãi suất vay vốn cho ngƣời nuôi.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt đƣợc 2.237,44 triệu USD, tức là giảm 6,62% so với năm 2011, chiếm 36,47% trong tổng cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng. Nguyên nhân làm cho sản phẩm tôm xuất khẩu giảm là do dịch bệnh và Hội chứng tôm nuôi chết sớm (EMS) vào năm này. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại lên tới 100.776 ha (trong đó 91.174 ha nuôi tôm sú và 7.068 ha tôm chân trắng). Bên cạnh đó, thị trƣờng vẫn chƣa hồi phục, nhu cầu tiêu thụ tôm không cao. Chính vì vậy, xuất khẩu tôm sang 5 trong 10 thị trƣờng chính giảm mạnh. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm 15,6%, sang EU giảm 24,8%, sang Canada giảm 14,1%, sang ASEAN giảm 22,2% và Thuỵ Sĩ giảm 10,5%. Mặt khác, trong năm 2012, rào cản Ethoxyquin tại thị trƣờng Nhật Bản đã tác động mạnh đến xuất khẩu tôm Việt Nam trong nửa cuối năm 2012. Quyết định kiểm tra Ethoxyquin đối với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức dƣ lƣợng quá thấp 0,01 ppm khiến “cửa ra” của tôm Việt Nam càng hẹp trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu từ 2 thị trƣờng lớn khác là Mỹ và EU giảm mạnh. Do Ethoxyquin, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản từ tháng 7 liên tục sụt giảm (1,5%-16,6%).

28

Trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm của nƣớc ta có dấu hiệu phục hồi, chẳng hạn, kim ngạch XK tôm là 1.102,95 triệu USD, tăng 8,64% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 38,04% trong tổng cơ cấu. Để xuất khẩu tôm có thể phát triển hơn trong năm nay, nƣớc ta cần phải đối phó với 4 thách thức lớn nhƣ là dịch bệnh, cạnh tranh tôm nguyên liệu từ thƣơng lái Trung Quốc, thị trƣờng và rào cản Ethoxyquin. Bên cạnh đó, các nƣớc xuất khẩu tôm lớn nhƣ Indonesia hay Mexico sản lƣợng tôm XK giảm đáng kể do ảnh hƣởng từ nguồn cung trong nƣớc vì sự cố tràn dầu và dịch bệnh. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu tôm của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Về mặt hàng cá tra và cá basa đông lạnh

Vị trí mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2 nƣớc ta là cá tra và cá basa đông lạnh. Vài năm gần đây, cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn của mình ở ĐBSCL, tạo nên mức tăng trƣởng nhảy vọt cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, EU, Đông Âu và một số nƣớc Bắc Mỹ có nhu cầu tiêu thụ cá tra tăng cao, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lƣợng trên phạm vi toàn thế giới.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá đạt đƣợc 1.427,49 triệu USD, với 1,35 triệu tấn và chiếm 28,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta. Hiện cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng gồm 140 quốc gia và vùng lãnh thổ ở tất cả các châu lục. Kết quả này cho thấy, cá tra chiếm nhiều ƣu thế hơn so với các loài thủy sản khác vì đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng. Tuy rằng, sản lƣợng và kim ngạch có tăng nhƣng chƣa đạt đƣợc kế hoạch đề ra là 1,5 tỷ USD. Nguyên nhân là do giá cá chƣa cao, chất lƣợng không ổn định. Mặt khác, sản lƣợng nuôi tăng quá nhanh, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh xuất khẩu bằng cách hạ giá, chất lƣợng sản phẩm cũng giảm, gây tổn hại đến thƣơng hiệu cá tra Việt Nam. Bƣớc sang năm 2011, kim ngạch đạt 1.805,66 triệu USD, tức là tăng 26,49% so với năm 2010 và chiếm 29,97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân là do diện tích nuôi tăng và một số tỉnh ĐBSCL áp dụng chính sách “3 giảm, 3 tăng” trong thâm canh cá tra xuất khẩu. Mặt khác, do giá và lƣợng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản có giá trị cao nhƣ tôm và cá ngừ đều giảm mạnh, chuyển hƣớng nhiều sang các sản phẩm có giá trị thấp nhƣ bạch tuộc, mực ống và cá thịt trắng, giúp cho lƣợng xuất khẩu các loại sản phẩm này vẫn giữ đƣợc đà tăng trƣởng. Và đặc biệt sản phẩm cá tra và cá ba sa đã đƣợc ngƣời tiêu dùng không chỉ tại Mỹ ƣa chuộng mà ngày càng thể hiện rõ ƣu thế tại thị trƣờng các nƣớc trong khối EU. Ngoài ra, nhờ xây dựng các mô hình thí điểm thực hiện nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng các quy trình tiên tiến nhƣ Global GAP, SQF, HACCP, xây dựng và hoàn thiện các mô hình quản lý nuôi cá tra cộng đồng nhằm nâng cao

29

chất lƣợng trong quá trình nuôi nên ngƣời nuôi tại nhiều tỉnh ĐBSCL có thể đạt năng suất 270-280 tấn/ha (Đồng Tháp, Vĩnh Long,…). Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá giảm 60,89 triệu USD, tức là giảm 3,37% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 28,46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân là do giá giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm gần đây, từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012, giá cá liên tục lao dốc, chỉ còn 20.500-21.000 đồng/kg, có lúc rớt xuống 18.000-20.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, thị trƣờng tiêu thụ khó khăn, nhất là EU. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu là 849,54 triệu USD, tức là giảm 0,48% so với cùng kỳ năm 2012. Với mức sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu cá tra, trong 6 tháng đầu năm 2013, lần đầu tiên các mặt hàng hải sản, bao gồm cá ngừ, mực, bạch tuộc, các loại nhuyễn thể,… đã vƣợt kim ngạch xuất khẩu cá tra. Trong số các mặt hàng hải sản xuất khẩu thì cá ngừ có mức tăng mạnh nhất (10,2%) đạt 251 triệu USD, các loại nhuyễn thể hai mảnh tăng nhẹ khoảng 1,3%, trong khi các mặt hàng nhƣ mực, bạch tuộc, cua, ghẹ xuất khẩu giảm ở nhiều thị trƣờng. Mặt khác, sản phẩm cá tra vẫn chƣa tăng trƣởng do ảnh hƣởng bởi hàng rào thuế từ thị trƣờng Mỹ và một số khó khăn từ thị trƣờng Châu Âu. Đối với trong nƣớc thì do sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp thủy sản dẫn đến làm giảm uy tín và thƣơng hiệu của sản phẩm cá tra Việt Nam.

3.2.3 Tình hình xuất khẩu theo thị trƣờng

Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản là ba thị trƣờng nhập khẩu chủ lực và truyền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 37)