Tình hình nuôi cá tra nguyên liệu ở Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 43 - 44)

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 2 dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220 km nên điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ dàng trong hoạt động lấy nƣớc), cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra khu vực này phát triển mạnh nhất là trong vài năm trở lại đây. Hầu hết các tỉnh có lợi thế cho hoạt động nuôi cá tra ao thâm canh đều có quy hoạch vùng nuôi cá tra. Do đó, nhiều địa phƣơng ở Đồng bằng sông Cửu Long xác định nền kinh tế thủy sản, đặc biệt là nuôi cá tra thâm canh là ngành kinh tế mũi nhọn là đều dễ hiểu. Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 400.000 ha mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản các loại. Hàng năm cung cấp ra thị trƣờng hơn 2 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lƣợng thủy sản cả nƣớc.

31

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những nơi có lợi thế về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra. Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ đầu năm 2013, diện tích nuôi cá tra là 677 ha, bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lƣợng thu hoạch là 12.095 tấn, bằng 66% so với năm 2012, năng suất bình quân là 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2 năm 2013, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500-20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500-4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500-23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn.

Tình hình sản xuất giống cá tra ở Cần Thơ, sau thời gian phát triển từ năm 2012, đến nay, diện tích ƣơng cá tra giống chỉ bằng 56% so với cùng kỳ năm 2012 tƣơng đƣơng 595 ha, với sản lƣợng ƣớc đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ƣơng nuôi cá tra giống giảm là do cung vƣợt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhƣng nguồn thả nuôi còn thấp. Mặt khác, cũng theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, tỷ lệ hao hụt trong những ao mới thả giống dao động từ 20-30% (thậm chí 50%), do cá mắc các bệnh nhƣ phù đầu, xuất huyết theo thời gian kéo dài, khó điều trị và hay tái phát. Ngoài ra, trên địa bàn còn xảy ra một số bệnh nhƣ bệnh kí sinh trùng, bệnh gan, bệnh thận mủ. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất thủy sản với công sức lớn đã chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu do tự xây cho mình vùng nguyên liệu. Vì vậy, nhìn chung cá tra nguyên liệu ở Cần Thơ không thiếu. Nhƣng từ năm 2010, do nhu cầu cá tra nguyên liệu ngày càng cao trong khi nguồn cung giảm sút nên làm cho nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải đóng cửa hoặc hoạt động dƣới công suất do thiếu nguyên liệu. Cho nên, trong thời gian tới, Nhà nƣớc và các cơ quan ban ngành cần phải có chính sách hỗ trợ kịp thời cho ngƣời nuôi và các nhà máy chế biến để khôi phục sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của nƣớc ta.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 43 - 44)