4.4.3.1 Đối thủ cạnh tranh trong nước
a) Công ty cổ phần XNK thủy sản Cần Thơ (Caseamex)
Công ty Caseamex là một trong những công ty sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn của khu vực ĐBSCL. Mặt hàng chính của công ty này là cá tra, cá basa đông lạnh, tôm sú, tôm càng và một số sản phẩm khác nhƣ là đùi ếch, bạch tuộc, mực, lƣơn. Công ty ngày càng phát triển và càng khẳng định uy tín của mình trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế trong ngành thủy sản. Công ty nằm trong top 10 doanh nghiệp mạnh của Việt Nam về xuất khẩu cá tra, cá ba sa. Bên cạnh đó, sản phẩm của Caseamex có thể đáp ứng đƣợc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu cũng nhƣ thị hiếu tiêu dùng của thị trƣờng quốc tế. Chính vì vậy, doanh thu hàng năm của công ty Caseamex tuy tăng giảm không đều phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng; nhƣng nhìn vào doanh thu cho thấy công ty này có quy mô lớn hơn công ty Cafish Cần Thơ, chẳng hạn nhƣ công ty đầu tƣ cho cơ sở vật chất kỹ thuật trị giá nhiều tỷ đồng; xây dựng nhà xƣởng khang trang, kiên cố; đầu tƣ trang thiết bị máy móc tự động, ngoại nhập, hiện đại, nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trƣờng ngày càng cao. Cũng giống nhƣ công ty Cafish thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Caseamex là EU, ASIA, khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, còn xuất khẩu vào các thị trƣờng tiềm năng nhƣ Canada, Nga, Australia và một số thị trƣờng khác. Nhƣ vậy, đối với công ty Cafish lại có thêm đối thủ cạnh tranh lớn khi xuất khẩu vào các thị trƣờng này.
68 629,27 713,69 1642,81 0 500 1000 1500 2000 2010 2011 2012 Năm Tỷ đồng
Doanh thu thuần
Nguồn: Vietstock, 2010, 2011, 2012.
Hình 4.13 Doanh thu thuần của công ty Caseamex giai đoạn 2010-2012 Nhìn chung, doanh thu thuần của công ty này tăng giảm không đều nhau, cụ thể là tăng rất mạnh vào năm 2011 (tăng 1.013,54 tỷ đồng, tức là 161,07%), giảm mạnh vào năm 2012 (giảm 929,12 tỷ đồng ứng với 56,56%), nhƣng tốc độ giảm lại nhỏ tốc độ tăng. So với công ty Cafish, doanh thu của công ty này lớn hơn chứng tỏ Caseamex hoạt động kinh doanh nhiều và xuất khẩu đƣợc nhiều hàng hóa, chẳng hạn nhƣ năm 2010 doanh thu của Caseamex cao hơn Cafish 14,62%; 129,61% vào năm 2011 và 8,97% vào năm 2012. Cho thấy, Caseamex có quy mô lớn và xuất khẩu tƣơng đối tốt hơn Cafish. Bởi vì công ty này có địa lí thuận lợi nằm cạnh sông MêKông của khu vực ĐBSCL, do đó xây dựng đƣợc nguồn nguyên liệu cá tra và cá basa nhằm đảm bảo nguồn cung cấp đầu vào (khoảng 80%) cho quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, để đảm bảo sản phẩm đạt chất lƣợng tốt công ty đã chủ động xây dựng thêm cơ sở hạ tầng nhƣ trung tâm giống và dịch vụ thủy sản nhƣ công ty TNHH Nuôi Trồng và Thức Ăn Thủy Hải Sản (AMIGO). Mặt khác, để có thể cạnh tranh công ty đã mạnh dạn đầu tƣ trang thiết bị máy móc và cải tiến công nghệ hiện đại với năng suất trên 25.000 tấn sản phẩm/năm nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trong khi đó, nâng suất sản xuất trung bình hàng năm của Cafish chỉ có 3.000 tấn/năm. Công ty luôn luôn tuân thủ hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế BRC, HALAL, GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001-2000, và SQF 2000. Đồng thời, Caseamex đang áp dụng chƣơng trình SQF 1000 cho việc cung cấp nguồn cá nguyên liệu sạch cho công ty. Vì vậy, có thể nói công ty cổ phần XNK thủy sản Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động xuất khẩu nhƣ là máy móc, thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực,… Cho nên đối với Cafish đây là một đối thủ cạnh tranh lớn, vì vậy, công ty cần phải có chiến lƣợc mới để có thể cạnh tranh với Caseamex trong thời gian tới nhằm tăng
69
khối lƣợng thủy sản xuất khẩu cũng nhƣ phát triển thƣơng hiệu trên các thị trƣờng chủ lực một cách tốt nhất.
b) Công ty cổ phần thủy sản MêKông (Mekongfish co)
Công ty cổ phần thủy sản Mêkông cũng là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn không thua kém các doanh nghiệp khác. Hiện nay, công ty hoạt động rất nhiều lĩnh vực nhƣng chủ yếu vẫn là lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặt hàng thủy sản chủ lực của công ty này là cá tra, mực, bạch tuộc, cá đuối,... Công ty có mối quan hệ làm ăn với hơn 30 nƣớc trên thế giới và đứng ở vị trí thứ 15 trong số 168 công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản hiện nay. Trong thời gian vừa qua, công ty không ngừng đầu tƣ vào nuôi cá sạch ổn định và đồng thời mở rộng nhà máy để nâng công suất từ 130 tấn lên 150 tấn nguyên liệu/ngày. Điều này khẳng định công ty không ngừng phát triển và ngày càng có quy mô lớn, đặc biệt là có thể chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhằm cạnh tranh với các công ty thủy sản khác vì công ty nằm ngay trong vùng nguyên liệu cá tra (trong bán kính 30km) nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu, nuôi trồng thủy hải sản và xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, 100% sản phẩm cá tra của công ty đều xuất khẩu vào các thị trƣờng chủ yếu nhƣ EU, Nga, Ukraina, Úc, khối Ả Rập, Trung Đông và sau đó là tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng Mỹ.
500,4 639,3 485,57 0 100 200 300 400 500 600 700 2010 2011 2012 Năm Tỷ đồng
Doanh thu thuần
Nguồn: Vietstock, 2010, 2011, 2012.
Hình 4.14 Doanh thu thuần của công ty cổ phần Mêkông giai đoạn 2010-2012
Nhìn chung doanh thu thuần của công ty cổ phần thủy sản Mêkong tăng 138,9 tỷ đồng ứng với 27,76% vào năm 2011 nhƣng sang năm 2012 thì giảm 153,73 tỷ đồng tức là 24,05% so với cùng kỳ. Nhìn vào doanh thu hàng năm của công ty này và Cafish chênh lệch không nhiều, vì vậy, chứng tỏ rằng hai công ty này có quy mô hoạt động tƣơng đƣơng nhau. Cho nên, Cafish cũng
70
đang đối mặt với đối thủ cạnh tranh “ngang sức” với mình. Hàng năm, với sự nổ lực và không ngừng phấn đấu nên công ty Mekongfish co đã xuất khẩu vƣợt kế hoạch và đạt mức phát triển bình quân 10%/năm. Sản phẩm của công ty luôn đạt chất lƣợng theo HACCP, SGS, GlobalGAP. Vì vậy, công ty này luôn sản xuất ra sản phẩm đạt theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện đúng các hợp đồng đã kí nhằm khẳng định uy tín của mình trên thƣơng trƣờng. Bên cạnh đó, công ty luôn chủ động nâng cấp trang thiết bị hiện đại và công suất cao để có thể tạo ra sản phẩm tốt nhất nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, trong đó có Cafish. Từ năm 2010 đến năm 2012, công ty đã nâng công suất chế biến lên từ 30%-50%. Tổng sản lƣợng tự chăn nuôi cá tra từ 3.000 tấn lên trên 4.000 tấn/năm vào năm 2012.
Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động lĩnh vực này nhƣ là công ty cổ phần thủy sản và XNK Côn Đảo, công ty Phƣơng Đông Seafood, công ty Mai Sao, Nam Việt,... những công ty này chủ yếu sản xuất và xuất khẩu chả cá surimi và cá tra phi lê. Hầu hết các công ty này có nguồn vốn lớn và đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Có thể nói giai đoạn hiện nay, Cafish đang chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc.
4.4.3.2 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài a) Đối với sản phẩm tôm đông lạnh
Trung Quốc là nƣớc đứng đầu trong sản xuất và xuất khẩu tôm trên thế giới. Năm 2012, Trung Quốc xuất khẩu 250.996 tấn tôm, trị giá 2.087 triệu USD, giảm 11% về khối lƣợng nhƣng tăng 0,2% về giá trị so với năm 2011. Còn về nuôi tôm thì Trung Quốc cũng là quốc gia dẫn đầu về sản xuất nuôi tôm khi chiếm đến 38% sản lƣợng tôm thế giới. Năm 2010, sản lƣợng tôm của Trung Quốc đạt 899.600 tấn, năm 2011 đạt 962.000 tấn và năm 2012 đạt 1.048 triệu tấn. Vùng nuôi tôm nhiều nhất ở Trung Quốc là các tỉnh Quảng Tây và Quảng Ðông do có khí hậu ấm và nguồn cung cấp nƣớc dồi dào. Các thị trƣờng nhập khẩu tôm chủ yếu của quốc gia này là Mỹ, EU, Nhật Bản mà thị trƣờng nhập khẩu tôm chủ lực của Việt Nam cũng là ba thị trƣờng này. Nhƣ vậy, hai nƣớc này sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt để đƣợc xuất khẩu vào ba thị trƣờng tiềm năng này.
Sau Trung Quốc, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu tôm đứng thứ hai trên thế giới. Theo thống kê, 11 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 2,8 tỷ USD, tăng 11% về khối lƣợng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Mỹ là thị trƣờng lớn nhất của tôm Thái Lan, chiếm gần 45% trong tổng khối lƣợng 400.000 tấn tôm XK của Thái Lan. Theo Vasep dẫn lời của Ngƣời phụ trách Văn phòng Nông nghiệp Thái Lan, thì ngƣời tiêu dùng thế giới đều
71
tin rằng tôm Thái Lan có chất lƣợng tốt nhất, không bị nhiễm bẩn và đáp ứng hoặc vƣợt các tiêu chuẩn an toàn, nhƣ kết quả kiểm nghiệm của USDA và FDA. Vì vậy, sản phẩm tôm của Thái Lan tiêu thụ ngày càng nhiều, nhất là thị trƣờng Mỹ. Cho nên giá mặt hàng tôm của nƣớc này khi xuất sang các nƣớc khác rất cao, cao hơn các nhà nhập khẩu khác, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh hai quốc gia này còn có nhiều nƣớc xuất khẩu tôm đông lạnh trên thế giới nhƣ là Indonesia, Ấn Độ và một số nƣớc khác. Những nƣớc này cũng có nguồn thủy sản xuất khẩu lớn trên thế giới, nhất là tôm. Bên cạnh đó, thị trƣờng xuất khẩu chính của các nƣớc này cũng là EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,… Mà những thị trƣờng này lại là thị trƣờng chính của công ty. Vì vậy, đối với mặt hàng tôm đông lạnh của Cafish hiện nay có rất nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới đang nuôi, sản xuất và xuất khẩu nên tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với công ty Cafish nói riêng cũng nhƣ Việt Nam nói chung về xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh.
b) Đối với cá tra, ba sa fillet
Trên thị trƣờng thế giới, sản phẩm cá tra của Việt Nam vẫn là mặt hàng chƣa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp với loại cá nào. Bởi vì nƣớc ta có điều kiện tự nhiên, sông ngòi, thời tiết rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra. Hàng năm, Việt Nam luôn có đủ sản lƣợng cá để cung cấp ra thị trƣờng không bị ảnh hƣởng của thời tiết hay mùa vụ do cá tra có thể nuôi quanh năm. Mặt khác, mặt hàng cá tra của Việt Nam lại rẻ hơn 20-30% so với các mặt hàng cá khác. Nhƣng trong thời gian tới, cá tra Việt Nam sẽ có đối thủ cạnh tranh vì theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Thái Lan đang đầu tƣ hơn 20 triệu USD cho việc nuôi cá da trơn và có kế hoạch phát triển mạnh sản phẩm này. Mà Thái Lan là quốc gia có truyền thống xuất khẩu lớn và có uy tín trên thế giới, nhất là mặt hàng thủy sản. Vì vậy, khi việc nuôi cá tra của nƣớc này phát triển thì sẽ là mối lo cho mặt hàng cá tra của công ty nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau Thái Lan, tại Philippin, gần đây, Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp Philippin (DTI) đã giao dự án phát triển ngành cá tra quốc gia cho nhóm phát triển và điều hành nội địa (RODG) với tổng số vốn đầu tƣ 650 triệu peso (15,8 triệu USD) nhằm mục tiêu đạt doanh thu 945 triệu peso vào năm 2016. Cho nên Philippin đã cho xây dựng vùng nuôi cá tra có tổng diện tích 270 ha, sử dụng 2.700 lao động và sản xuất 614 tấn cá tra fillet mỗi tháng. Tiếp theo là Indonesia cũng chuẩn bị đầu tƣ cho việc nuôi cá tra vì nƣớc này cũng có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí và khí hậu nhƣ Việt Nam trong việc nuôi thủy sản. Trên thực tế, nếu Indonesia có thể tận dụng, trao quyền và sử dụng các tài sản công nghệ sẵn có, sản xuất cá tra
72
của Indonesia có thể vƣợt Việt Nam. Nhƣ vậy, trong thời gian tới, có thể nói mặt hàng cá tra của Việt Nam sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và mất đi vị trí độc quyền về mặt hàng này. Đây chính là thử thách lớn cho công ty Cafish nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy, không những Cafish mà cả nƣớc ta cần phải có chính sách đối phó kịp thời để có thể giữ vững vị trí và càng ngày có uy tín trên thế giới.