Biểu bì Nội bì

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 25 - 27)

Nội bì Biểu bì trên Biểu bì trong Lớp men Lớp sáp Lớp cuticulin

Da côn trùng

Từ trong ra ngoài là: Da CT có 3 lớp chính, (Hình 3-01/43)

Quá trình hình thành: Nội bì (Epidermis) là những tế bào biểu mô (Epithel) còn giữ lại tính chất một tầng của tầng phôi ngoài (Ectoblast) kể từ khi còn trong phôi thai. Nó là lớp khuôn chất cơ bản của biểu bì (cuticuba).

Lớp màng đáy là do nguyên sinh chất của nội bì sinh ra, còn cuticuba cũng là do chất biểu bì có trong nguyên sinh chất của tế bào nội bì sinh ra. Hệ thống ống dẫn nhỏ (tơ tế bào chất) từ tế bào nội bì thông ra phía bề mặt da rất có ý nghĩa trong việc vận chuyển vật liệu để xây dựng tầng biểu bì mới. Sau khi biểu bì được hình thành nó có thể biến thành sợi, tạo thế bền chắc cho biểu bì.

Tầng ngoài cùng của biểu bì là biểu bì trên không có chitin gồm lớp men, sáp và trong cùng là lớp cuticulin. Phía bên trong mới thực sự là lớp biểu bì có chitin. Thành phần cốt yếu ban đầu của nó là biểu bì nguyên thủy không màu và được thay đổi bởi quá trình đông cứng. Phía ngoài quá trình hóa cứng diễn ra mạnh nhất và tạo thành tầng biểu bì ngoài vàng nâu. Tầng dưới đó hóa cứng ít hơn được gọi là biểu bì giữa. Tầng trong cùng còn giữ được đặc điểm của biểu bì nguyên thủy được gọi là biểu bì trong. Những mảnh cơ thể với biểu bì ngoài hóa cứng hoàn toàn được gọi là phiến cứng, còn những mảnh biểu bì không có hoặc có ít biểu bì ngoài được gọi là nàng khớp.

- Biểu bì trên (epicuticula): Lớp ngoài cùng này của da rất mỏng, chiếm khoảng 1-7% bề dày của là da. Mặc dù vậy lớp biểu bì trên vẫn có cấu trúc 3 lớp: ngoài cùng là lớp men(cement) rắn chắc có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương cơ giới. Dưới lớp men là một lớp sáp, đây là hàng rào chính bảo vệ cơ thể khỏi sự di chuyển của nước ra vào cơ thể. Lớp trong cùng của biểu bì trên là lớp cuticulin với thành phần bao gồm lipoprotein và acid béo nằm trong khối protein-polyphenol.

- Biểu bì ngoài (exocuticula): Lớp giữa của biểu bì, đây là lớp cứng rắn, có chứa chitin và chất hóa cứng là sclerotin. Ngoài ra có thể có thêm canxi, sắc tố melamin.

- Biểu bì trong(endocuticula): Đây là lớp biểu bì dầy nhất, không màu, có tính dẻo và đàn hồi tốt, chứa chitin và arthopodin, xếp lớn xen kẽ nhau. Chitin là một loại không màu, khá bền vững không tan trong nước, không tan trong cồn ête, acid, kiềm loãng…, chiếm khoảng 25- 60% trọng lượng khô của biểu bì. Chitin cũng bị phân giải bởi men tiêu hóa của động vật có vú, nhưng bị phân giải bởi men tiêu hóa của côn trùng, ốc sên và vi khuẩn phân giải chitin. Khi

tiến hành phân giải chitin bằng acid vô cơ đậm đặc, cho glucoamin+acid béo. Do da của côn trùng có chitin tạo cho chúng có khả năng chống phóng xạ tốt hơn nhiều động vật bậc cao.

Lớp nội bì (Epidermis /Hypodermis Một lớp tế bào hình ống có nhân và sắc tố, có hệ thống

ống dẫn nhỏ thông ra bên ngoài (mỗi tế bào nội bì có trên 50 ống được gọi là tơ tế bào chất). Nội bì có khả năng tạo thành lông, gai, các tuyến tiết đơn bào.Từ lớp nội bì sinh ra lớp màng đáy và lớp cuticula. Lớp nội bì còn có tác dụng tiết ra dịch lột xác để phân hủy biểu bì, đồng thời tạo ra biểu bì mới. Trong lớp nội bì ngoài loại tế bào nội bì thường, còn có một số loại tế bào đặc biệt như: tế bào tuyến, tế bào cảm giác, tế bào màu.

Lớp màng đáy (Membrana basillis): Lớp trong cùng của da côn trùng, không có cấu tạo tế

bào. Tại đây có nhiều đầu mút dây thần kinh và vi khí quản.

3.2.2.2. Các vật phụ của da

Da côn trùng có thể phát triển ra những vật phụ đảm bảo cho sự tiếp xúc và liên kết với bên ngoài. Đó có thể là:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w