Biện pháp hoá học

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 111 - 114)

C. Điều tra tỷ mỉ ở rừng tự nhiên * Nội dung điều tra

1. Sử dụng gia cầm gia súc

8.2.5 Biện pháp hoá học

*Khái niệm: Biện pháp hoá học là phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ sâu hại.

* Những yêu cầu chung đối với thuốc hoá học

- Có hiệu lực giết sâu cao, ít độc với con người, gia cầm, gia súc và các sinh vật có ích. - Dễ bảo quản, dễ sử dụng.

- Chi phí thấp .

- Ít gây ô nhiễm môi trường.

* Các dạng thành phẩm của thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu có các dạng thành phẩm sau:

- Thuốc dạng sữa.

- Thuốc dạng nước: hai loại thuốc này thường đóng chai. - Thuốc dạng bột thường đóng gói trong túi ni lon

- Thuốc dạng viên hạt có thể đóng vào hộp nhựa hoặc đóng gói trong túi nilon

* Ký hiệu các dạng thành phẩm của thuốc trừ sâu :

+ EC là dạng thuốc sữa hay nhũ dầu.

+ SWP, SCW, SL, SC: dung dịch tan trong nước

+ SP là dạng thuốc bột tan trong nước (dd không lắng đọng)

+ WP là dạng thuốc bột thấm nước hay thuốc bột hoà nước (dung dịch để lâu lắng đọng)

+ G, GR là dạng thuốc bột không thấm nước + D là Thuốc bột ở dạng bột hoặc dạng viên hạt

* Các biện pháp sử dụng thuốc

+ Phun thuốc (gồm phun lỏng và phun bột) thường áp dụng với các loài sâu ăn lá. - Phun lỏng: phun nước, phun sương, phun mù

- Phun bột:

+ Xông hơi là biện pháp sử dụng các loại thuốc có tính bay hơi mạnh để hơi độc xâm nhập vào cơ thể sâu hại người

+ Làm bả độc: Bọ hung thích mùi phân trâu bò tươi. Dế thích mùi cám rang...

+ Bón thuốc vào đất: Tiêu diệt CT dưới đất

* Một số yêu cầu chung khi sử dụng thuốc hoá học

+ Đúng thuốc: thuốc sâu có nhiều loại nhưng khi sử dụng phải chọn đúng các loại thuốc phù hợp với từng loại sâu hại thì mới có hiệu quả.

Ví dụ khi sử dụng thuốc để làm bả độc thì không thể lấy thuốc có mùi vị khó chịu như Bi58 , Cloropicrin . . .

+ Đúng lúc: Đúng pha biến thái, thời tiết...

+ Đúng phương pháp: pha chế đúng nồng độ, đúng liều lượng, và dùng đúng cách ( Phun hoặc làm bả độc . . . )

+ An toàn lao động trong sử dụng thuốc BVTV • Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV + Thuốc pha xong phải phun ngay.

+ Phải có bảo hộ lao động khi phun thuốc Gồm

+ Không đứng phun liên tục quá 2 tiếng đồng hồ nếu phun lâu sẽ có hại cho cơ thể .

+ Phải phun vào ngày râm, mát hoặc lúc sáng sớm hay chiều tối để tránh gây

độc cho người và cây trồng, không phun thuốc vào những ngày trời quá nắng nóng, hoặc quá lạnh .

+ Không phun thuốc vào lúc trời đang mưa vì thuốc sẽ trôi hết không có tác dụng tiêu diệt sâu hại.

+ Phải đứng xuôi theo hướng gió tránh hơi thuốc bay vào người.

+ Những người có sức khoẻ yếu hoặc đang mệt mỏi không nên phun thuốc. + Các dụng cụ sau phun thuốc phải được rửa sạch ngay tại rừng, không rửa ở những nơi nguồn nước sinh hoạt như các ao, hồ, sông, suối...

+ Các dụng cụ phun thuốc và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nên để ở kho xa nơi sinh hoạt của con người, xa nguồn nước..

+ Sau khi phun thuốc phải tắm rửa sạch sẽ và nghỉ ngơi ăn uống hợp lý. * Ưu khuyết điểm của phương pháp hoá học

* Ưu điểm: Hiệu quả tiêu diệt sâu hại cao, nhanh, triệt để, dễ áp dụng trong sản xuất, có thể dùng nhiều địa hình khác nhau.

* Nhược điểm:

- Dễ gây độc với người, gia cầm, gia súc và các sinh vật có ích, dùng không đúng có thể gây chết người.

- Sử dụng thuốc hoá học sẽ làm ô nhiễm môi trường

- Sử dụng thuốc hoá học sẽ nhanh chóng phá vỡ sự cân bằng sinh học tự nhiên

cho hiệu quả tiêu diệt ở những lần sau sẽ giảm dần.

- Giá thành cao: Chi phí thuốc, phương tiện, con người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý

Một số loại thuốc hoá học thường dùng

Hiện nay trên thị trường có rát nhiều loại thuốc hoá học khác nhau vì vậy căn cứ vào từng loại sâu hại khác nhau chúng ta có thể lựa chọn các loại thuốc phòng trừ khác nhau:

( Nhận biết trong phòng TH )

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w