Biện pháp tổng hợp (IPM)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 114 - 117)

C. Điều tra tỷ mỉ ở rừng tự nhiên * Nội dung điều tra

1. Sử dụng gia cầm gia súc

8.2.6 Biện pháp tổng hợp (IPM)

*Khái niệm: Phòng trừ sâu hại tổng hợp là tập hợp các biện pháp khác nhau áp dụng trong một thể liên hoàn nhằm giữ cân bằng sinh thái tạo điều kiện cho cây trồng khỏi bị sâu hại và đạt được năng suất, chất lượng tốt.

Cụ thể là:

- Phải xuất phát từ nguyên lý sinh thái học. Xem xét toàn diện cân bằng sinh thái, an toàn xã hội và lợi ích kinh tế đề xuất những biện pháp phòng trừ hợp lý nhất, hiệu quả nhất.

- Không nhấn mạnh tiêu diệt triệt để vật gây hại mà phải coi trọng việc điều chỉnh số lượng không làm cho nó đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế.

- Nhấn mạnh việc điều chỉnh và phối hợp nhiều phương pháp phòng trừ trên cơ sở khống chế tự nhiên. Cố gắng ít dùng hoặc tránh dùng thuốc hoá học.

Khái niệm IPM

Integrated (tổng hợp)nghĩa là dùng cách tiếp cận rộng, liên ngành với sự ứng dụng các nguyên lý

khoahọc bảo vệ thực vật để hợp nhất lại trong một hệ thống nhiều phương pháp và sách lược khác nhau

Pest( sinh vật hại) bao gồm sâu hại, ve bét, tuyến trùng, bệnh hại, cỏ dại và động vật có xương

sống gây ảnh hưởng ới năng suất và chất lượng cây trồng.

Management (quản lý) tức là cố gắng kiểm soát quần thể sinh vật hại một cách có kế hoạch, có hệ

thống bằng cách giữ quần thể sinh vật hại hoặc tác hại của chúng ở mức cho phép.

Mục đích của IPM

- Bảo vệ thực vật với mục tiêu: năng suất cao, chất lượng tốt.

- Giải quyết vấn đề dịch hại - Cải tiến phương pháp phòng trừ - Quản lý tốt thuốc bảo vệ thực vật - Bảo vệ thực vật một cách kinh tế - Giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn

Nguyên tắc kinh tế học và chỉ tiêu phòng trừ của IPM

Nguyên tắc này chú ý đến việc khống chế và điều chỉnh mật độ hay mức độ bị hại nếu số lượng vật gây hại vượt quá giới hạn nhất định gây ra những tổn thất kinh tế thì mới áp dụng biện pháp phòng trừ cần thiết. Giới hạn trừ hay không trừ gọi là ngưỡng gây hại kinh tế ET (EconomicThreshold). ET = CF/E.Y .D.P.S Trong đó: - C: Chi phí phòng trừ - F: Hệ số điều chỉnh  1 - E: Hiệu quả phòng trừ - P: Đơn vị sản phẩm

- S: Tỷ lệ sống sót hay tỷ lệ nảy mầm của bào tử sau khi phòng trừ - Y: Sản lượng khi không bị bệnh

- D: Tỷ lệ tổn thất trên 1 đơn vị diện tích

- Chỉ tiêu phòng trừ IPM là mức độ bị hại khi tiến hành phòng trừ. Thực chất là ngưỡng kinh tế.

Nguyên tắc cơ bản của IPM

- Ngăn chặn kịp thời sinh vật hại xâm nhập vào diện tích canh tác - Khống chế sinh vật gây hại dưới mức gây hại kinh tế

- Tiêu diệt sinh vật hại nguy hiểm - Nâng cao sức đề kháng của cây trồng

Các bước tiến hành của IPM

- Phân tích xác định sinh vật hại và thiên địch chủ yếu của chúng - Giám sát quần thể sinh vật hại bởi các cán bộ chuyên trách - Xác định ngưỡng gây hại kinh tế là chỉ số định hướng cho IPM - Lựa chọn phương pháp phòng trừ thích hợp

- Đánh giá và kiểm tra kết quả thực hiện IPM để điều chỉnh. * Ưu khuyết điểm của phương pháp IPM.

* Ưu điểm:

Ít gây ô nhiễm môi trường.

Ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật có ích khác. Đảm bảo cân bằng sinh học trong hệ sinh thái.

Hạn chế sự phát sinh các loài sâu hại mới và sự tái phát dịch của sâu hại. Khắc phục được những nhược điểm của các biện pháp trên.

* Nhược điểm:

Mất nhiều thời gian vì phải tiến hành theo dõi phòng trừ thường xuyên liên tục. Việc tổ chức thực hiện phương pháp này phức tạp.

Chương 9

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w