- Sinh sản thai sinh là hiện tượng trứng phát triển phôi thai ngay trong bụng mẹ
3.5.2. Cấu tạo và các dạng nhộng
Nhộng là pha thứ ba của kiểu biến thái hoàn toàn, về hình thái bên ngoài khi nhộng sắp vũ hoá nhộng có đầy đủ các phần như: đầu, ngực, bụng và các phần phụ: râu, chân, cánhgiống như STT, nhưng các phần phụ còn ngắn, mềm và luôn luôn xếp gọn về mặt bụng, chưa có lỗ miệng và lỗ hậu môn.
Căn cứ vào cách sắp xếp các phần phụ người ta phân ra thành hai dạng nhộng chính. + K/n: Nhộng trần (Pupa libera) là dạng nhộng có các phần phụ không dính liền vào mặt bụng của cơ thể, có thể cử động được như nhộng của bộ cánh màng, bộ cánh cứng và một số loài thuộc bộ hai cánh.
+ K/n: Nhộng màng (Pupa obtecta) là dạng nhộng có các phần phụ dính liền vào mặt bụng của cơ thể, có màng mỏng bao học, nhưng mắt thường vẫn nhận biết được chúng như nhộng của các loài bộ cánh vẩy
Trước khi hoá nhộng nhiều loài sâu non thường làm kén.
Kén có tác dụng bảo vệ nhộng tránh được thiên địch và ít ảnh hưởng tới sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ bên ngoài.
Có hai loại kén: kén thật và kén giả.
K/n Kén thật: là kén được kết bằng tơ hoặc bằng các lá, mảnh vụn, cành khô, lá rụng được tơ bện lại như kén của sâu róm thông và ngài mắt nẻ.
K/n Kén giả: kén là các vỏ cứng màu nâu đen, bên ngoài có ngấn đốt đó là xác của sâu non trước khi hoá nhộng lột ra như kén của ruồi ký sinh.
Ngoài ra có loài còn có buồng nhộng làm bằng đất. VD:kén đất của ong ăn lá mỡ,vòi voi đục măng tre...
Vào thời kỳ này khả năng tự vệ của nhộng rất kém nếu như không được những cái bao nhộng (kén, kén tơ mảnh vụn, kén da, buồng nhộng) che chở. Thông thường thì sâu non sẽ tìm nơi kín đáo để hóa nhộng hoặc làm những cái kén chắc chắn, khả năng tự vệ duy nhất là cái vỏ đó và sự vặn vẹo của bụng, đa số nhộng đều thu nhặt được
- Tiêu diệt trực tiếp - Xác định loài
- Phân tích tỷ lệ đực cái
- Dự tính khả năng đẻ trứng dựa vào kích thước trọng lượng nhộng - Phân tích mức độ nhiễm ký sinh ( dự báo khả năng phát dịch) - Dự báo thời gian vũ hóa