Dự báo dịch sâu hạ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 100 - 103)

C. Điều tra tỷ mỉ ở rừng tự nhiên * Nội dung điều tra

6.2.4. Dự báo dịch sâu hạ

(1) Dự báo khả năng phát dịch dựa vào dự tính số lượng sâu

- Sau khi xác định được số lượng sâu hại của giai đoạn cần tính => tiến hành so sánh mật độ sâu này với ngưỡng kinh tế hay ngưỡng phòng trừ và dự báo mức độ gây hại ủa sâu cũng như xu hướng lây lan của chúng.

- Nếu mật độ sâu hại dự tính > ngưỡng kinh tế nghĩa là có nguy cơ phát dịch cảu sâu hại nên cần có kế hoạch phòng trừ.

- Khi giá trị mật độ dự tính < ngưỡng kinh tế cần tiếp tục tính số lượng sâu cho các pha của pha đã được dự tinhs hay dự tính số lượng sâu cho lứa sâu tiếp theo.

(2) Dự báo khả năng phát dịch dựa vào biểu đồ sinh khí hậu

- Biểu đồ sinh khí hậu là phương pháp sử dụng hệ tọa độ biểu diễn nhiệt độ và độ ẩm trùng bình của các tháng trong năm. Dùng một trục của hệ tọa độ để biểu diễn các giá trị nhiệt độ còn trục kia biểu diễn độ ẩm. => tương ứng với mỗi tháng có 1 điểm trên biểu đồ. Nối các điểm của từng tháng từ tháng 1 đến tháng 12 và điểm của 12 tháng với điểm của tháng 1 ta được một đa giác mô tả đặc điểm khí hậu của một năm trên một vùng nào đó.

- phương pháp biểu đồ khí hậu đặc biệt phù hợp với những khu vực mà điều kiện sinh họ cho sự phát dịch của sâu hại đã khá rõ ràng.

- Trong thực tế áp dụng phương pháp này không đơn giản. Để đảm báo tính an toàn cần thực hiện việ so sánh với nhiều năm và với điều kiện khí hậu của nhiều nơi. Vấn đề quan trọng nhất là xác định chỉ tiêu « giống ». Đồng thới phải xác định không có sự trùng lặp 100%với số liệu khí hậu của các năm. Mức chênh lệc nhiệt độ và độ ẩm bao nhiêu thì sẽ được coi là không có ý nghĩa

(3) Dự báo khả năng phát dịch dựa vào chỉ số kinh nghiệm

- Theo dõi tình hình sâu hại của nhiều năm liên tục dùng phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng khác nhau ta có thể tính ra các chỉ số kinh nghiệm.

- Một số hỉ số : Lượng mưa/nhiệt độ ; độ ẩm/nhiệt độ,..

- Ví dụ : khi nghiên khảo sát về khả năng phát dịch của Sâu róm thông tại Trung quốc, Ly Thiên Sinh, 1981 đã đưa ra chỉ số kinh nghiệm thông qua hàm sau :

M (x) = 0.048X1 + 0.0341 X2

Trong đó : X1 : Lượng mưa tháng 5 (mm) tháng trước mùa dịch X2 : Nhiệt độ bình quân tháng 2 (Tháng sâu qua đông) Nếu Mx>4,240 thì sâu róm thông sẽ phát dịch

Nếu Mx<4,240 thì sâu róm thồn không phát dịch

- Khi hệ số X1 và X2 cùng dấu và tương tương nhau thì nuy cơ phát dịch càng lớn và ngược lại.

- Phương pháp chỉ số hệ số sinh sản (HSSS), hệ số phân bố (HSPB), hệ số phát triển (HSPT) cũng là các chỉ kinh nghiệm. Tuy nhiên để xác định được các chỉ số này, đòi hỏi phải theo dõi sâu bằng phương pháp điều tra tỷ mỉ liên tục.

+ Hệ số sinh sản : (HSSS)

= Tỷ lệ có sâu của lứa hiện tại/Tỷ lệ có sâu ở lứa trước.

+ Hệ số khả năng phát triển : là mức độ phát triển của sâu hại trong thời gian giữa hai lứa sâu và được biểu thị bằng tích số giữa hệ số sinh sản và hệ số phân bố

KNPT = HSSS x HSPB

=> HSSS = KNPT của lứa hiện tại/KNPT của lứa cuối lần dịch trước.

Các hệ số trên gọi là hệ số biến động quần thể, vì sự thay đổi của quần thể theo thời gian và không gian được thể hiện qua các hỉ số trên.

Tuy nhiên cúng có thể hiểu các chỉ số theo nghĩa rộng như sau : HSSS, HSPB, Hệ số phát dịch là tye số giữa mật độ, tỷ lê có sâu hay khả năng phát dịch của sâu hại ở thời điểm hiện tại (tm) với mật độ, tye lệ sâu hay khả năng phát triển của sâu ở thời điểm (tn) trước đây. Trong đó m = ngày điều tra mới nhất, n là ngày điều tra lần trước đây. Và k = m – n. Giá trị của K phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai lần điều tra. Nếu K quá lớn được ví như so mật độ của lứa sâu 1 là lứa sâu đầu xuân với mật độ của lứa 4 là lứa sâu qua đông thì lúc đó sẽ không có ý nghĩa.

Chương 8

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w