Các loài xén tóc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 135 - 137)

- Sâu róm thông đuôi ngựa

8. Các loài xén tóc

- Nước ta có nhiều loài xén tóc như: Xén tóc mầu rêu vàng lục, xén tóc vân đen vàng, xén tóc vân hình sao, xén tóc mầu nâu, xén tóc vân hổ Chúng phá hại chủ yếu ở giai đoạn sâu non. - Phòng trừ như sau:

Dùng vật nhọn để giết trứng khi mới đẻ vào thân cây

Khi sâu đã đục thành lỗ thì dùng gai mây luồn vào để bắt sâu non và giết đi

Dùng dung dịch CaO + S + H2O theo tỷ lệ thứ tự 1:1:4 để hàng năm quét lên xung quanh thân.

Sâu đục ngọn thông. (Evetria .Sp)

* Đặc điểm phân bố, phân loại và tình hình phá hại.

Sâu đục ngọn thông có nhiều loại: Sâu đục ngọn thông lớn, Sâu đục ngọn thông nhỏ. . .

Chúng phân bố và phát triển mạnh ở những vùng trồng thông tập trung Thuộc chi Evetria, họ ngài cuốn lá (Tortricidea) bộ cánh vảy) (Lepidoptera)

Sâu đục ngọn thông làm cho ngọn cây ngọn cành khô héo, chảy nhựa ả/h lớn đến năng xuất và chất lượng rừng trồng gây nên những tổn thất về kinh tế.

* Đặc điểm hình thái.

- STT có thân nhỏ dài 13mm, rộng 3mm, màu nâu xám, râu đầu hình sợi chỉ, khi đậu nằm dọc thân., cánh trước có 3 vân trắng sáng nằm ngang chia cánh làm 4 phần gần bằng nhau. Mép ngoài cánh trước và cánh sau có hàng lông như tua cờ .

- Trứng hình bầu dục, kích thứơc khoảng 0,5mm, sâu non thành thục dài khoảng 20 mm., màu trắng hồng.

- Nhông dài khoảng 10mm, rộng 2mm màu nâu vàng, phía cuối đót bụngcó 6 lông dạng móc câu.

* Tập tính sinh hoạt.

Sâu non mới nở gặm vỏ non, khi lớn lên đục 1 lỗ vào ngọn cành, ngọn cây, tuỳ theo vị trí đục mà đường đục có thể đi lên hoặc đi xuống. Tại lỗ đục thường có nhựa chảy ra kèm với phân của sâu non, ngọn héo dần và khô đi dễ bị gió bẻ gãy. Khi sắp vàonhộng sâu non đục 1 lỗ vũ hóa rồi vào nhộng gần đó. Thời kỳ nhộng có thể kéo dài từ 10 - 13 ngày.

Sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm, có tính xu quang mạnh, sau khi giao phối Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các ngọn cành, ngọn cây và chỉ sống được từ 3 - 5ngày.

Sâu đục ngọn thông phá hoạt mạnh từ tháng 2 - 5 nhất là những năm có mưa phùn kéo dài.

* Biện pháp phòng trừ.

- Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm để kịp thời cắt bỏ các ngọn có sâu hại và đem đốt. - Phun thuốc trừ sâu vào giai đoạn trứng mới nở.

- Dùng bẫy đèn vào ban đêm để bắt sâu trưởng thành. - Trồng rừng hỗn giao loài thông và các loài cây lá rộng.

9.2.4. Sâu hại sản phẩm sau thu hoạch9.2.4.1. Mối hại gỗ và cây đứng. 9.2.4.1. Mối hại gỗ và cây đứng.

* Đặc điểm phân bố, phân loại và tình hình phá hại của mối.

- Mối có rất nhiều loại: Trên Thế giới hiện nay đã phát hiện được khoảng 2.700 loài mối khác nhau.

- Chúng thuộc nhóm côn trùng sống có tính chất XH

- Mối phân bố ở nhiều nơi trên trái đất. - Ở Việt Nam chúng phân bố khắp cả nước.

- Nó có thể phân bố ở độ cao đến 2000m so với mực nước biển.

- Mối sống và làm tổ trong đất, trong thân cây. Trong đất mối có thể phân bố đến độ sâu 5m, đôi khi lên tới khoảng 36m..

- Mối gây nên những thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Mối ăn gỗ phá hại tất cả các sản phẩm chứa xenlulô, trong rừng mối phá hại cả cây sống lẫn cây chết. Hàng năm những thiệt hại do mối gây ra đã lên tới con số khổng lồ.

VD: ở Mỹ những thiệt hạido mối gây ra trung bình khoảng 150 triệu Đôla/năm.

* Hình thái và chức năng các dạng mối.

+ Mối trưởng thành

* Dạng mối sinh sản.

- Mối chúa:

Chức năng của mối chúa là giao phối với mối vua để sinh sản, duy trì nòi giống, có hình thái biến đổi nhiều. Phần bụng to có thể gấp từ 250 -300 lần đầu. ở nước ta thường gặp loài mối chúa có kích thước dài khoảng hơn 50mm. Mối chúa đạt kỷ lục Thế giới dài tới 140mm.

Thường trong tổ mối chỉ có 1 mối chúa song cá biệt có loài có tới 2 - 3 mối chúa trong 1 tổ .

- Mối vua:

Thường trongtổ mói cũng chỉ có 1 mối vua song cá biệt có loài có tới 2 - 3 mối vua trong 1 tổ. Chức năng của mối vua là thụ tinh cho mối chúa.

Mối vua hình dạng và kích thước vẫn giữ nguyên hình thái mối cánh đực ban đầu, duy chỉ có bộ má rất phát triển bè rộng hơn. Mối vua và mối chúa được mối thợ nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo và sống ở "Hoàng cung"

- Mối giống:

. Mối giống có cánh: loaị này chiếm số đông trong quần thể, về hình thái ít biến đổi, có 2 đôi cánh dạng màng. Đây là đối tượng để chia đàn phát tán nòi giống.

. Mối giống không có cánh: loại này chỉ chiếm số ít trong quần thể. Về hình dạng chỉ khác mối giống có cánh là không có cánh hoặc có cánh rất ngắn. Loài mối này còn được gọi là mối vua, mối chúa dự bị (bổ xung) đề phòng khi mối vua hoặc mối chúa chết thì chúng sẽ thay thế.

* Dạng mối không sinh sản:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w