Biện pháp cơ giới, vật lý

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 104 - 108)

C. Điều tra tỷ mỉ ở rừng tự nhiên * Nội dung điều tra

8.2.2. Biện pháp cơ giới, vật lý

*Khái niệm: Phương pháp cơ giới vật lý là phương pháp thủ công dùng trực tiếp sức người hay các yếu tố vật lý để tiêu diệt sâu hại.

Phương pháp này gồm một số biện pháp sau: * Bắt giết:

Biện pháp này chủ yếu dùng nhân lực để bắt trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành giết đi.

Biện pháp bắt giết được thực hiện ở vườn ươm, cây rừng dưới 4 tuổi, đối với cây ăn quả, cây cảnh…Các loài sâu ở trên cây hay ở dưới đất, các pha hại dưới đất đều có thể thu bắt.

Để thực hiện phương pháp này thì người tổ chức cũng như người trực tiếp thu bắt sâu phải có hiểu biết về sâu hại (hình thái, sinh thái, sinh học)

Phối hợp với một số phương tiện khác như mồi nhử, bẫy hố, bẫy đèn, vợt, sào,bao tay… để đạt hiệu quả cao hơn khi thu bắt.

Ví dụ:

- Bắt sâu xám vào sáng sớm.ở bãi ngô, VƯ - Rung cây cho bọ xít rơi.

- Dùng sào chọc cho sâu róm thông rơi...

* Ngăn chặn

- Dùng phương tiện để ngăn chặn hoặc giết sâu hại.

Lợi dụng đặc tính sâu non qua đông ở lớp thảm mục xuân sang lại leo lên cây ăn hại hoặc sâu non hại bò theo thân cây xuống đất để vào nhộng như sâu đo ăn lá lim, ong ăn lá mỡ. Dùng vòng dính hay vòng độc ở trên thân cây để tiêu diệt.

+ Vòng dính: đặt ở độ cao 1,3m kể từ gốc cây và có độ rộng từ 5-10cm. Vòng dính làm bằng hỗn hợp sau: dầu thực vật 10g, nhựa thông 1,25g, hắc ín 2g, sáp 1,5g. Tất cả trộn đều đun lên, sau đó cho thêm một ít dầu gai để nhựa lâu khô.

+ Vòng độc: dùng mỡ lau xe trộn với thuốc sữa 20% lindan, hoặc quấn cỏ xung quanh thân rồi rắc thuốc bột diptexer. Cách đặt cũng như vòng dính.

Trước khi đặt vòng dính cũng như vòng độc phải phát dây leo, bụi rậm xung quanh gốc cây để buộc sâu phải leo theo thân cây.

Biện pháp này còn được dùng để ngăn chặn kiến bò leo lên cắn hại cánh kiến đỏ. + Vành đai cây xanh, rào rãnh

- Chọn cây có khả năng chống chịu với sâu hại, ví dụ các cây có nhựa mủ như thầu dầu, xương rồng… hoặc những cây không phải là nguồn thức ăn ưa thích của sâu

- Đai xanh cản lửa ở các khu vực rừng trồng hợp lý cũng có thể ngăn chặn được sự phá hoại của sâu hại.

- Hệ thống hào rãnh có kích thước 30 30 cm có vavhs thẳng để ngăn chặn sự di chuyển của sâu hại dưới đất như sâu non sâu xám.

+ Bọc bảo vệ

- Ngăn chặn sự đẻ trứng của sâu hại ví dụ như ngăn chặn sâu đục quả, vòi voi hại măng.

* Dẫn dụ sâu hại

Đây là một biện pháp mà lợi dụng một số đặc tính sinh hoạt của các loài sâu hại để tiêu diệt chúng bằng cách dùng bả độc hay cây mồi dẫn dụ sâu hại.

Ví dụ: Các loài mối thường rất thích các loại gỗ thông, gỗ trám... Các loài dế thì thích mùi cám rang... làm bả độc để bẫy

+ Ở vườn ươm: dựa vào tính xu hóa của các loài dế, sâu xám mà người ta dùng bả độc để diệt chúng.

- Đối với loài dế: lấy 40 phần rau răm tươi băm nhỏvới 1 phần cám rang và một ít phân ngựa, sau đó cho thêm 1% thuốc bột linden hay saphen α trộn đều. Mỗi hecta đào từ 5-6 hố có kích thước 40×40×40cm. Mỗi hố để 1kg bả độc. Phía trên hố phủ một lớp cỏ khô mỏng. Ban đêm dế sẽ đi ăn bị trúng độc chết.

- Đối với sâu xám trưởng thành: lấy 2 phần mật mía với 3 phần bỗng rượu pha loãng để từ 3-4 ngày cho lên men, sau đó cho thêm 1% thuốc bột lindan. Bả làm xong được đặt ở độ cao 1,5m, ban đêm sâu xám bay đến hút trúng độc chết, nhưng bả phải được đặt trước thời gian sâu xám vũ hóa.

+ Ở rừng trồng: để diệt mối người ta dùng cây mồi. làm cây mồi thường dùng những cây sinh trưởng kém, chặt ra từng đoạn từ 1-2cm để cả vỏ rồi xếp vào hố có kích thước 3×2×2m. Phía trên hố có phủ một lớp lá cây. Khi mối đến xông sẽ dùng thuốc TM67, axetat chì, arsen để phun.

Biện pháp cây mồi còn được dùng để diệt các loài sâu đục thân như mọt, xén tóc nhưng thời gian đặt cây mồi phải lúc trước khi sâu vũ hóa. Các cây mồi được xếp trên mặt đất gần gốc cây đồng thời phải chặt hết cây suy yếu trong rừng.

+ Bẫy hố, bẫy chậu:

- Đối với sâu hại hay di chuyển trên mặt đất như dế mèn, dế dũi, bọ hung.

- Những dụng cụ đơn giản (chai lọ, hộp bia…) có thành nhẵn chon xuống đất miệng sát mặt đất.

- Phía trên miệng có nắp đậy, miệng hố phủ một tấm lưới thô.

- Mồi là loại thức ăn ưa thích của côn trùng như bột mì, bột ngũ cốc hoặc cám rang (dế, gián, kiến), phân trâu bò (bọ hung).

+ Bẫy đèn:

- Đèn dầu, đèn măng xông, đèn đất, đèn điện. - Đèn được treo ở vị trí cách mặt đất từ 1-1,5 m

- Các nơi thích hợp để bẫy đèn là sườn đồi, bãi cỏ, bìa rừng, đỉnh gò…, tránh nơi ánh sáng mạnh.

- Các đêm gần tới hay sau đem trăng rằm thường không thích hợp, tránh đem gió mạnh. + Bẫy pheremon

- Pheremon là một loại tín hiệu hóa học được côn trùng tiết ra có tác dụng tới sinh lý và tập tính của các cá thể khác nhau trong cùng một loài.

- Chất dẫn dụ sinh dục là một loại pheremon được tiết ra phục vụ cho quá trình giao phối. - Hiện đã biết cấu tạo hóa học pheremon của khoảng 250 loài côn trùng.

- Bẫy pheremon là loại bẫy sử dụng chất dẫn dụ sinh học để thu bắt côn trùng.

* Biện pháp vật lý

- Dùng các yếu tố vật lý để tiêu diệt sâu hại. Dùng nhiệt độ, ánh sáng, tia cực tím, tia X để diệt sâu hại.

Ví dụ: Bảo quản giống, nông sản trong diều kiện nhiệt độ thấp. Phơi hạt dưới nắng gay gắt có nhiệt độ cao.

- Dùng các chất phóng xạ Ta182, C60 diệt chức năng thụ tinh của sâu đực làm cho sâu cái bất thụ. Nếu dùng lượng cao có thể diệt nhiều sâu hại trong kho, nếu dùng lượng thấp có thể làm cho sâu mất khả năng đẻ trứng hoặc trứng không nở.

- Dùng dòng điện siêu cao tần chiếu 15 phút có thể diệt sâu trong gỗ dày 12cm, chiếu 30 giây có thể diệt sâu bọ hung.

- Dùng tia hồng ngoại chiếu 10 phút vào hạt giống, thân cây với cự ly 12cm có thể diệt sâu hại ẩn náu trong đó.

- Dùng sóng siêu âm có thể làm chết mọt hại cành.

Ngày nay người ta thường dùng đèn tím kết hợp với điện cao tần để dẫn dụ và diệt sâu hại.

*Ưu điểm, hạn chế của phương pháp

*Ưu điểm: có hiệu quả tốt trong phạm vi hẹp như: vườn ươm, vườn cây ăn quả.

Đơn giản, dễ áp dụng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không tiêu diệt sâu có ích, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

* Nhược điểm: chi phí cao, diệt sâu không triệt để chỉ có tác dụng trong một giới hạn nhất định, phạm vi hẹp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w