Biện pháp kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 108 - 109)

C. Điều tra tỷ mỉ ở rừng tự nhiên * Nội dung điều tra

8.2.3. Biện pháp kỹ thuật canh tác

* Khái niệm: Phương pháp kỹ thuật lâm sinh là thông qua hàng loạt những biện pháp kỹ thuật canh tác được áp dụng trong kinh doanh và quản lý rừng như: Chọn giống, xử lý hạt giống, xử lý đất trồng, gieo ươm, trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, thu hoạch và bảo quản... nhằm tạo ra một khu rừng khoẻ mạnh có sức đề kháng cao và hạn chế sự phát sinh của sâu hại đến mức thấp nhất.

*Đối với vườn ươm

Vườn ươm nên đặt ở những nơi cao ráo dễ thoát nước, có độ dốc nhỏ (3-4 độ), xung quanh vườn ươm cần có hệ thống, tưới tiêu thuận lợi.

Vườn ươm nên đặt ở những nơi đất mới chưa canh tác nông nghiệp hoặc trồng rau màu, trước khi gieo ươm phải cày lật đất, nhặt sạch cỏ rác.Trước khi lập vườn ươm phải điều tra thành phần, mật độ sâu hại, nếu thấy nhiều sâu không nên đặt vườm ươm ở đó.

Trước khi gieo ươm phải điều tra thành phần, mật độ sâu hại để có biện pháp xử lý đất. Xử lý hạt giống, chọn hạt tốt, giống tốt để gieo.

Vệ sinh vườn sạch sẽ thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện của sâu hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Chăm sóc cây con theo đúng quy trình kỹ thuật. Không bón phân chuồng chưa hoai mục

Luân canh các loài cây gieo ươm.

- Thiết kế rừng trồng hợp lý.

- Chọn cây đủ thiêu chuẩn để trồng (cây khỏe mạnh, chống chịu sâu hại). - Xử lý đất đúng kỹ thuật

- Trồng rừng hỗn giao theo dải rộng để hạn chế sâu hẹp thực: SRT, SXAL bồ đề

- Trồng đúng quy định: mật độ hợp lý, trồng đúng thời vụ, tránh thời gian cađiểm của sâu hại. - Rừng mới trồng phải chăm sóc trong 3 năm đầu. Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh hại DTDB và phòng trừ kịp thời.

- Tiến hành chặt vệ sinh rừng: tỉa thưa, chặt vệ sinh cây già yếu, già cỗi, cây có nhiều sâu hại, cây chết đứng, đổ gãy, cháy nhằm tiêu diệt nơi cư trú của sâu hại.

- Thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh đất canh tác

- Khai thác đúng quy định, sau khi khai thác phải dọn vệ sinh rừng triệt để.

* Đối với rừng tự nhiên

- Hạn chế tác động mạnh vào rừng, khai thác quá mức rừng tự nhiên - Bảo tồn đa dạng loài, tăng tính đa dạng sinh học

- Xúc tiến biện pháp làm giàu rừng thứ sinh: cải tạo môi trường, trồng cây bản địa, tạo điều kiện xúc tiến tái sinh hạt và tái sinh chồi.

* Ưu, nhược điểm của phương pháp kỹ thuật lâm sinh.

Ưu điểm: Trong nhiều trường hợp nó phù hợp với mục đích của con người nên dễ áp dụng, Ưu điểm: Trong nhiều trường hợp nó phù hợp với mục đích của con người nên dễ áp dụng, không ảnh hường xấu đến con người và động vật có ích.

không ảnh hường xấu đến con người và động vật có ích.

Nhược điểm: Thường có tác dụng chậm nên kết quả chỉ được phát huy sau một thời gian nhất Nhược điểm: Thường có tác dụng chậm nên kết quả chỉ được phát huy sau một thời gian nhất định. Sau khi sâu hại phát dịch thì tác dụng của biện pháp này rất hạn chế, một số biện pháp áp định. Sau khi sâu hại phát dịch thì tác dụng của biện pháp này rất hạn chế, một số biện pháp áp dụng không triệt để.

dụng không triệt để.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w