Bọ hung nâu lớn:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 120 - 122)

* Hình thái:

- Sâu trưởng thành thân dài khoảng 30 - 35mm. Toàn thân màu nâu hoặc nâu sẫm.

- Râu đầu hình đầu gối lá lợp.

- Cánh cứng không phủ hết đốt bụng cuối. - Nhộng trần màu trắng ngà nằm trong đất.

- Sâu non có 3 tuổi, màu trắng sữa, thân thể cong hình chữ C.

* Tập tính sinh hoạt.

Sâu non và STT trú ngụ trong đất ở độ sâu 20- 25 cm, Sâu non cắn rễ cây con mức độ hại không đáng kể, ăn phân và chất mục.

- STT có tính ăn bổ xung, sau khi vũ hoá chúng ăn rất mạnh. Chúng thường bắt

đầu bay lên khỏi mặt đất ăn hại lá cây ở vườn ươm hặc rừng trồng từ chập tối đến gần sáng lại chui xuống đất.

Sâu trưởng thành đẻ trứng trong đất gần các đống phân trâu bò hoặc do chúng lấy về. Đây là loài bọ hung phổ biến nhất, phá hại nhiều loài cây, Cả sâu non và sâu T.thành đều thích mùi phân trâu bò tươi.

- Bọ hung nâu nhỏ. * Hình thái:

Sâu trưởng thành có hình thái gần giống bọ hung nâu lớn, có thân dài khoảng 10 mm rộng 6 mm.

Toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm

* Tập tính sinh hoạt v à tác hại:

Tập tính sinh hoạt và tác hại gần giống với bọ hung nâu lớn đặc biệt vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 trong những đêm ấm áp, nhiều mây, lất phất mưa sâu trưởng thành bay ra rất nhiều.

* Các biện pháp phòng trừ chung với bọ hung

Ngoài các biện pháp chung đối với vườn ươm thì đối với bọ hung cần phải chú ý các biện pháp sau :

Trước khi gieo ươm nếu mật độ sâu hại cao nên xử lý đất với lượng 0.5 - 0.7 kg thuốc basudin bột, hoặc padan trộn với đất bột rắc đều cho 1sào bắc bộ, rồi cày bừa kỹ.

Trước khi cấy cây phải tiến hành xử lý rễ Lợi dụng tính xu quang hoặc tính chết giả để bắt STT.

chết.

9.2. Sâu hại rừng trồng

9.2.1. Sâu róm ăn lá thông (Dendrolimus punstatus Walker) * Đặc điểm phân bố phân loại và tình hình phá hại: * Đặc điểm phân bố phân loại và tình hình phá hại:

- SRT phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nó đã từng phát thành dịch ở nhiều nước. Theo tài liệu của trung Quốc thì sâu róm thông phân bố từ sông Hoàng Hà trở xuống. ở Việt nam SRT đã phát dịch ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá, Hà Nam, Hà Nội... ăn hại hàng trăm, hàng nghìn ha rừng thông gây nên những tổn thất lớn trong kinh doanh rừng thông nước ta

- Chúng thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera), kiểu BTHT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w