- Quá trình vũ hóa:
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ và thời gian phát dục của côn trùng K/n Nhiệt độ tối thích: là nhiệt độ mà ở đó côn trùng:
K/n Nhiệt độ tối thích: là nhiệt độ mà ở đó côn trùng:
- Tiêu phí năng lượng ít nhất - Tốc độ phát dục nhanh nhất - Tuổi thọ cao nhất
- Và lượng sinh sản cao nhất...
+ T0 tối thích chỉ có giá trị về mặt lý thuyết còn trong thực tế không tồn tại... T0 tối thích thường nằm trong khoảng T0 thích hợp và có nhiều ý nghĩa trong phòng trừ sâu hại và lợi dụng sâu có ích.
Tốc độ phát dục trong phạm vi nhiệt độ thích hợp tỷ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ.
Tốc độ phát dục V được xác định theo phần trăm của pha phát dục hoàn chỉnh trong một ngày đêm hay một giờ (Shelford 1929).
Theo công thức: V = 1 /N x 1 0 0 - V là tốc độ phát dục ( % ) .
- N là thời gian phát dục (ngày đêm) của một pha nào đó ở nhiệt độ trung bình đã biết.
Tốc độ phát dục và thời gian phát dục là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau. ( Xem biểu đồ 5-3 ) .
* K/n Tích ôn hữu hiệu: Để hoàn thành một pha phát dục của một loài côn trùng đều đòi hỏi
phải có một tổng lượng nhiệt hữu hiệu nhất định và tổng lượng nhiệt đó là một hằng số (Constant)
Năm 1923 Blunk xác định lượng nhiệt hữu hiệu bằng CT: K = N (T - C)
Trong đó:
N - Thời gian phát dục của một pha tính theo ngày hoặc giờ T - Nhiệt độ trung bình trong thời gian đó (0C)
K - Lượng nhiệt hữu hiệu của pha phát dục (ngày x độ)
6.3.3. Nước và côn trùng
a) Ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa đến hoạt động của côn trùng
Trong cơ thể CT chứa một lượng nước rất lớn, thường biến đổi từ 45-92% trong lượng cơ thể tuỳ theo từng loài CT.
VD: ở loài vòi voi trưởng thành hoặc mọt hại thóc lượng nước ở trong cơ thể có từ 46-47% còn ở sâu non của bộ cánh vẩy lượng nước có từ 90-92%.
Trong hoạt động sống của CT nước được thải ra khỏi cơ thể qua đường hô hấp, bốc hơi qua da, bài tiết... vì vậy CT rất cần ẩm độ của môi trường.
Côn trùng bổ xung nước đã mất đi trong quá trình trao đổi chất bằng nhiều phương thức khác nhau.
+ Nhiều loại côn trùng như bọ xít, ong mật, ruồi, bướm, sâu non uống nước.
+ Côn trùng còn có thể hút nước qua da như những loài sống trong nước. Sâu non sống ở trong đất, trong gỗ ẩm ướt có tầng biểu bì dễ thấm nước: Mối, sâu đục thân....
Đa số các loài côn trùng có thể sống được bình thường trong khoảng độ ẩm tương đối của môi trường từ 70-<100%. Khoảng độ ẩm tương đối thích hợp thì chỉ từ 80-90% .
Nếu độ ẩm tương đối của môi trường dao động ra khỏi phạm vi đó theo hướng tăng hay giảm đều làm giảm sức sống của CT. Nếu độ ẩm tương đối tiếp tục dao động xa hơn nữa (trong phạm vi đó) thì côn trùng cũng sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và sau đó sẽ chết.
VD: SRT khi ở độ ẩm KK 45 - 50% tỷ lệ nở của trứng chỉ đạt khoảng 40%.