- Gió ả/h đến hình thái của CT 6.3.7 Môi trường đất và côn trùng
d) Ảnh hưởng của thức ăn đến hình thái, giải phẫu CT
Để ăn được các loại thức ăn khác nhau trong quá trình phát triển Côn trùng đã hình thành nên các kiểu miệng có cấu tạo khác nhau: Miệng gặm nhai, hút,
chích hút. . .
Các loài CT ăn lá cây thường có màu xanh, ăn vỏ có màu nâu, hoặc có hình thái biến đổi để nguỵ trang như bọ que, bướm lá gỗ...
Mề (dạ dày hình cốc) của các loài CT miệng gặm nhai rất phát triển khoẻ hơn nhiều so với mề của các loài CT miệng chích hút hoặc miệng hút.
5.3.9. Quan hệ trong loài và với các loài khác
Mối quan hệ ngoài quần thể côn trùng thực chất là mối quan hệ quần xã.
Quần xã hay sinh quần (Biosenose) dùng để chỉ một phức hợp các loài sinh vật được hình thành trong quá trình lịch sử đặc trưng cho một sinh cảnh.
Mối quan hệ cơ bản là nhân tố quyết định đến tính ổn định của quần xã là mối quan hệ thức ăn- dinh dưỡng.
Mối quan hệ thức ăn trong quần xã đã hình thành nên các chuỗi và lưới thức ăn phức tạp.
Chuỗi thức ăn
Có 2 kiểu chuỗi thức ăn:
a) Chuỗi thức ăn có côn trùng ăn là thực vật
- Cây thông - > Rệp thông - > Bọ rùa - > Nhện
- Cây thông -> Sâu róm thông -> Ruồi ký sinh -> Chim ăn côn trùng
Trong đó sinh vật sản xuất chủ yếu là cây xanh và vật liệu tiêu thụ cấp I cấp II là côn trùng vật tiêu thụ cấp III các động vật khác.
b) Chuỗi thức ăn có côn trùng ăn vật phế thải: - Xác động thực vật - > Mối - > Vi khuẩn - Xác động thực vật - > Ruồi - > Vi khuẩn
Trong đó bắt đầu là xác động thực vật tiêu thụ cấp I là côn trùng và cấp II là vi khuẩn hoặc nấm.
Trong quần xã sinh vật rừng mỗi loài không chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
Tất cả các chuỗi thức ăn này liên kết với nhau tạo thành lưới thức ăn.
Lưới thức ăn
Lưới thức ăn là mô hình phức tạp hóa của các chuỗi thức ăn. Lưới thức ăn của quần xã sinh vật rừng rất phức tạp.
Nghiên cứu chuỗi là lưới thức ăn ta thấy côn trùng với các động vật khác là nhân tố tham gia tích cực vào chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng của hệ sinh thái rừng
Trong các chuỗi thức ăn ta thấy côn trùng là vật tiêu thụ cấp I hoặc cấp II. Chiều dài của chuỗi thức ăn được tính bằng số lượng mắt xích.
Phân tích số lượng hoặc sinh khối các quần thể cùng bậc và xếp theo thứ tự từ dưới lên ta được hình tháp sinh thái.
Tên hình tháp phụ thuộc vào yếu tố phân tích. Ví dụ như hình tháp số lượng, hình tháp sinh khối.
Số lượng cá thể của mỗi mắt xích tăng hay giảm kéo theo sự tăng hay giảm số lượng cá thể của các loài ở mắt xích khác
Sự mất cân bằng giữa các sinh vật tiêu thụ cấp II và cấp III làm cho số lượng côn trùng cấp I tăng lên một cách nhanh chóng và gây ra các trận dịch phá rừng.
Để góp phần ổn định hệ sinh thái rừng ngăn chặn các trận dịch trong công tác quản lý rừng đòi hỏi phải có chiến lược khôn khéo điều hòa giữa bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng tạo điều kiện cho vật tiêu thụ cấp II và cấp III phát triển.
6.3.9. Thiên địch và côn trùng
Về góc độ phòng trừ sâu hại
+ K/n thiên địch: được dùng để chỉ các loài sinh vật có ích giúp con người tiêu
diệt sâu hại.
Thiên địch là tên chung chỉ nhiều nhóm sinh vật có ích như: côn trùng ký sinh và ăn thịt, chim thú rừng ăn côn trùng , tuyến trùng, nấm vi khuẩn, virut gây bệnh cho côn trùng và các loài cây ăn côn trùng. Thiên địch ả/h chủ yếu đến số lượng và k/n phân bố của CT